Kế hoạch củng cố phát triển Trường THCS Đặng Thai Mai giai đoạn 2011 - 2015 (phần 1)

Thứ năm - 12/04/2012 09:47
Bản kế hoạch đã Đánh giá công tác xây dựng và phát triển trường THCS Đặng Thai Mai thời gian từ năm 2006 đến 2011 và xác định Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển trường THCS Đặng Thai Mai giai đoạn 2011-2015.
     ỦY BAN NHÂN DÂN                               Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

   THÀNH PHỐ VINH                                §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

 

       
   
 

 Số:........./ UBND.PGD&ĐT                        Vinh, ngµy 25  th¸ng 9 n¨m 2011             

 

 

KẾ HOẠCH

CỦNG CỐ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI

Giai đoạn 2011 - 2015

 

Trường THCS Đặng Thai Mai được thành lập năm 1982. Trong 29 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn, nhà trường gặp không ít khó khăn và thử thách. Được sự quan tâm của Thành ủy - UBND TP, cùng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh, các khó khăn từng bước được khắc phục, chất lượng giáo dục tăng dần. Nhà trường đã gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi, tạo được niềm tin trong phụ huynh, học sinh và nhân dân.

Để trường THCS Đặng Thai Mai có điều kiện tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của thành phố, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư, tiếp tục củng cố, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhà trường trong giai đoạn 2011 - 2015.

 

PHẦN I

Đánh giá công tác xây dựng và phát triển trường THCS Đặng Thai Mai

thời gian từ năm 2006 đến 2011

         

          I. Sự phát triển và các thành tích đạt được:

Trường THCS Đặng Thai Mai là trường THCS chất lượng cao, được thành phố quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng. Từ năm 2003 trường được bố trí địa điểm mới, đầu tư xây dựng trường mới đưa vào sử dụng từ cuối năm 2006. Từ 2007 trường tiếp tục đầu tư trang thiết bị để được công nhận và giữ chuẩn quốc gia, hiện đại hóa thiết bị, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.

Trường được công nhận Đơn vị văn hóa xuất sắc cấp Tổng Liên đoàn Lao động tháng 8/2008, đạt Trường chuẩn quốc gia tháng 2/2009, được Sở Giáo dục tặng Giấy khen là Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 2006 – 2010. Trường được công nhận Tập thể lao động tiên tiến năm học 2006 – 2007, 2007- 2008, 2009-2010, Tập thể lao động xuất sắc năm học 2008 – 2009, 2010 – 2011.

          Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực:

1.     Về cơ sở vật chất:

Được tỉnh và thành phố đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, năm học 2006 – 2007 trường tiếp nhận, đưa vào sử dụng cơ sở mới với tổng diện tích khuôn viên của trường là 14000m2, tổng số tiền đầu tư xây dựng, trang cấp thiết bị ban đầu hơn 13 tỷ đồng. Trường có khu nhà học 3 tầng  với 32 phòng học, 28 phòng đủ bàn ghế cho học sinh. Khu học chung có 01 phòng Hội đồng, 01 phòng Tin học có 20 máy vi tính, 4 phòng thí nghiệm thực hành Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ với thiết bị dạy học khá đầy đủ, 01 phòng Âm nhạc, 02 phòng thư viện (số đầu sách đạt 1/3 yêu cầu trường chuẩn), 01 phòng truyền thống (chưa có nội dung). Khu hành chính với 8 phòng chức năng đủ chỗ giao dịch, sinh hoạt, giao ban, quản lý điều hành với các phương tiện cơ bản tối thiểu.

Từ 2008 đến 2011 sau khi thanh toán xong 4,5 tỉ đồng nợ XDCB, trường đã tham mưu các cấp đầu tư thêm 2,4 tỉ đồng tăng cường, nâng cấp nhiều trang thiết bị phục vụ dạy học, giáo dục và quản lý, sửa chữa CSVC. Tham mưu Dự án THCS II Bé GD&§T cÊp 1 phßng m¸y ®a n¨ng gåm 32 m¸y vi tÝnh víi m¹ng néi bé Hice tr gi¸ 300 triÖu ®ång. Tham m­u thµnh phè ®Çu t­ 295 triÖu ®ång mua bµn ghÕ chuyªn dông ®Ó tiÕp nhËn phßng m¸y ®a n¨ng (30 triÖu ®), mua s¸ch vµ thiÕt bÞ d¹y häc ®Ó ®­îc c«ng nhËn vµ gi÷ chuÈn quèc gia (100 triÖu ®), mua s¾m thiÕt bÞ tin häc, l¾p ®Æt hÖ thèng m¹ng m¸y tÝnh néi bé, kÕt nèi Internet, ®­a c«ng nghÖ th«ng tin vµo d¹y häc, qu¶n lý (165 triÖu ®). Tham m­u Së KHCN cÊp 30 triÖu ®ång mua thiÕt bÞ tin häc. Năm học 2010- 2011 tham mưu thành phố đầu tư sửa chữa 4 hạng mục và làm mới 1 hạng mục xây dựng cơ bản với tổng giá trị gần 1,7 tỉ đồng (đang thực hiện).

Tõ 2008 ®Õn 2011 tr­êng ®· huy ®éng XHHGD ®­îc tæng céng trªn 750 triÖu ®ång mua s¾m thiÕt bÞ, söa ch÷a CSVC. Tr­êng ®· ®Çu t­  më réng gara xe ®¹p häc sinh gÇn 180 triÖu ®ång, söa ch÷a nhá h¬n 70 triÖu ®ång, mua bµn ghÕ häc sinh gÇn 110 triÖu ®ång, m¸y mãc thiÕt bÞ tin häc phôc vô chuyªn m«n d¹y häc gÇn 130 triÖu ®ång, mua l¾p m¸y 7 ®iÒu hßa nhiÖt ®é cho phßng häc chung, phßng gi¸o viªn gÇn 65 triÖu ®ång, làm và n©ng cÊp nội dung phßng truyÒn thèng 31 triÖu ®ång, mua c¸c thiÕt bÞ kh¸c gÇn 25 triÖu ®ång. §ang chuÈn bÞ x©y dùng v­ên ®Þa lý.

          So với ban đầu, CSVC thiết bị nhà trường được bổ sung, nâng cấp khá nhiều. Ngoài việc duy trì 28 phòng học bảo đảm chất lượng, trường sắm bàn ghế mới cho 4 phòng học còn trống, thêm 5 phòng dạy bài giảng điện tử (3 phòng đã hoạt động gần 3 năm, 2 phòng đã sắm đủ trang thiết bị, chưa lắp), nâng cấp 3 phòng thực hành thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh thành phòng học bộ môn. Thêm phòng ngoại ngữ với 32 máy vi tính có mạng nội bộ, thêm 15 máy vi tính cho các phòng chức năng, tất cả các máy vi tính nối mạng Internet. Tăng gấp 2,5 lần đầu sách, thư viện đạt chuẩn quốc gia. Làm được phân nửa nội dung chuẩn của phòng truyền thống. Trang bị điều hòa nhiệt độ cho một số phòng, khu hành chính có thêm nhiều thiết bị làm việc, gara học sinh được mở rộng, nâng cấp. Toàn bộ khu 32 phòng học, khu hành chính, khu nhà giáo dục thể chất được sửa chữa lại bảo đảm an toàn (hè 2011)   

2.     Về đội ngũ:

Năm học 2007 – 2008 trường có:

- CBQL: 2 (1 TS, 1 ĐH đều là môn Vật lý; 2 CSTĐ cấp tỉnh), thiếu 1 và bất cân đối.

- Giáo viên: 49 mới đạt tỷ lệ 1,8 GV/lớp (thiếu nghiêm trọng), Thạc sỹ: 7, Đại học: 35, Cao đẳng: 7, chưa có GV Tin học, thiếu GV Toán, Văn, thừa GV Vật lý. Chỉ có 15% GV, CB biết tin học văn phòng, hầu hết chưa biết sử dụng phần mềm dạy học.

- Nhân viên phục vụ: 9 ( 3 Biên chế: 01 Kế toán; 01 Văn thư - Thủ quỹ; 01 Thiết bị; 6 Hợp đồng: 01 Thư viện; 01 Y tế học đường; 03 Bảo vệ; 01 Lao công)

Từ 2008 – 2010, thành phố đã chuyển đi 05 giáo viên, tuyển dụng và chuyển về 17 giáo viên, trong đó 6 SV Giỏi, 2 SV Khá (TDTT), 9 GV dạy giỏi cấp tỉnh, đề bạt 1 hiệu phó, luân chuyển bổ sung 1 hiệu phó, bổ sung 2 nhân viên. Trường đã nỗ lực đào tạo CB, GV về tin học văn phòng, tập huấn sử dụng nhiều phần mềm dạy học.

Hiện nay nhà trường có:

- CBQL: 3 (1 TS, 1 Ths, 1 ĐH; 1 Lý, 1 Toán, 1 Văn,; 1 CSTĐ tỉnh, 2 CSTĐ cơ sở)

- Giáo viên: 55, đạt tỷ lệ 2,0 GV/lớp (xấp xỉ tỷ lệ chung của thành phố), trong đó có 31 giáo viên đã từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi tỉnh, 9 giáo viên dạy giỏi thành phố. Nhiều giáo viên là cốt cán chuyên môn của Phòng, của Sở GD&ĐT. Giáo viên có trình độ Thạc sỹ: 13  Đại học: 38 (trong đó có 03 giáo viên đang theo học thạc sỹ), Cao đẳng: 4 (xem chi tiết ở Phụ lục 1). Trên 90% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, 80% biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử.

- Nhân viên phục vụ: 10 ( 5 Biên chế: 01 Kế toán; 01 Văn thư - Thủ quỹ; 01 Thư viện; 02 Thiết bị trong đó 1 thiết bị Tin học; 5 Hợp đồng: 01 Y tế học đường; 02 Bảo vệ; 01 Lao công;  01 Tạp vụ)

So với ban đầu, đội ngũ CBQL, GV, NV đã được bổ sung đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ đào tạo chuyên môn được nâng lên rõ rệt, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý có bước phát triển nhảy vọt.

3. Về quy mô giáo dục:

Từ 2006 đến 2008 tăng từ 24 lớp lên 28 lớp. Từ 2008 trường duy trì 28 lớp với 1166 học sinh. Công tác tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm do Phòng giáo dục chủ trì đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan công bằng và có chất lượng.

Từ năm học 2009 - 2010, thực hiện chỉ đạo của Sở giáo dục Nghệ An về việc thí điểm dạy 2 ngoại ngữ, nhà trường đã tổ chức dạy 2 lớp học 2 ngoại ngữ: Anh - Nga và Anh - Pháp. Đến năm học 2011 - 2012 tổng số có 6 lớp học 2 ngoại ngữ.

4. Về chất lượng giáo dục:

- Chất lượng mũi nhọn:

Những năm qua Thành phố Vinh luôn giữ vững là đơn vị có nhiều HSG bậc THCS nằm trong tốp đầu của Tỉnh với nhiều giải cao mà nòng cốt là THCS Đặng Thai Mai. Số lượng học sinh của trường đậu học sinh giỏi, số lượng đoạt giải cao, số thủ khoa cấp thành, cấp tỉnh liên tục tăng lên, dẫn đầu các trường THCS chất lượng cao. Kết quả các cuộc thi không chuyên về Tiếng Anh, Tin học, Toán học rất tốt, chiếm phần lớn các giải cao của tỉnh. Số lượng học sinh đậu, tỷ lệ đậu, số thủ khoa thi vào THPT chuyên Phan Bội Châu, chuyên Đại học Vinh cũng liên tục tăng, dẫn đầu tuyệt đối các trường THCS chất lượng cao. (Xem phụ lục kết quả HSG tỉnh, thi VIOLYMPIC, IOE, Tin không chuyên, thi THPT chuyên)

- Chất lượng đại trà:

Trường đã quan tâm chỉ đạo dạy học toàn diện trên cả 4 mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Chất lượng đại trà của trường ngày càng được khẳng định là trung tâm chất lượng cao bậc THCS

* Kết quả đánh giá xếp loại học lực hạnh kiểm các năm học:

N¨m häc

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Yếu

2008 - 2009

965

292

0

0

1254

3

0

0

2009 - 2010

975

251

0

0

1221

5

0

0

2010 - 2011

889

275

2

0

1159

7

0

0

* Kết quả thi vào lớp 10 THPT:

+ Năm học 2009 – 2010:  xếp thứ 2/433 trường của tỉnh ( sau THCS Lý Nhật Quang).

+ Năm học 2010 - 2011:  xếp thứ 1/433 trường của tỉnh.

* Kết quả Hội khoẻ Phù Đổng lần thứ 14 của Thành phố Vinh, trường được xếp thứ 3 toàn đoàn.

          * Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ giáo dục có hiệu quả: Duy trì tốt hoạt động CLB Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và 6 CLB Văn, Toán, thể dục thể thao, cắm trại. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về Lịch sử địa lý thành phố, thi viết về thầy cô giáo, về mẹ, thi Nét bút tri ân, viết thư cho bộ đội Trường Sa, ...

* Nhà trường đã phối kết hợp với Hội phụ huynh trong các hoạt động giáo dục. Hàng năm trường đã tổ chức, động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn nhằm rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, bồi dưỡng tình yêu thương con người, quê hương, đất nước góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh như tham quan tìm hiểu đền thờ Quang Trung, bảo tàng Sinh học, bảo tàng QK 4, báo công tại Truông bồn, ...

 

II. Những tồn tại và nguyên nhân:

          1. Tồn tại:

1.1.         Về cơ sở vật chất: 

Tuy trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia nhưng theo qui định mới hiện nay vẫn còn một số bất cập cần phải được tiếp tục đầu tư, nâng cấp. Cấu trúc, trang bị bên trong nhà giáo dục thể chất còn đơn giản, đã lạc hậu. Chưa có nhà cầu nối khu hành chính và khu phòng học. Nhà để xe giáo viên không còn đủ sức chứa. Số phòng máy, số máy tính để học sinh học ngoại ngữ, tin học vẫn còn ít. Máy chiếu phục vụ dạy bài giảng điện tử còn ít. Sách giáo khoa, sách tham khảo đủ chuẩn nhưng chưa dồi dào. Chưa có vườn Sinh học, vườn Địa lý. Phòng truyền thống còn ít tư liệu, thiếu thiết bị để trình bày. Cây cảnh còn ít, cảnh quan môi trường chưa hấp dẫn.

1.2. Về đội ngũ:

Tỷ lệ giáo viên/lớp chỉ mới bằng mức chung của thành phố. Tỷ lệ giáo viên có kinh nghiệm vững vàng trong công tác bồi giỏi giảm dần, nhất là môn Toán. Tinh thần đam mê nghiên cứu tìm hiểu, cải tiến PP dạy học, đúc rút SKKN ở một số môn chưa mạnh, số SKKN đạt bậc 4 chưa nhiều. Trong đội ngũ giáo viên, tính cộng sự, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, dìu dắt lẫn nhau về chuyên môn, về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế. Sự chủ động phối hợp giáo dục hành vi đạo đức học sinh của giáo viên cũng chưa mạnh.

1.3. Về chất lượng giáo dục:

Chất lượng giáo dục toàn diện có mặt còn hạn chế, vẫn còn học sinh chưa ngoan, chưa chăm học, ngại tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ... Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán hàng năm của trường chưa ổn định. Năm học 2009 - 2010 dẫn đầu toàn tỉnh, năm học 2010-2011 tụt xuống vị trí thứ 2. Một số môn số HSG tỉnh còn ít, đặc biệt các môn khoa học xã hội như Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Sinh học. Khoảng cách về chất lượng chưa thật vượt trội so với 1 số trường chất lượng cao tốp đầu trong tỉnh.

2. Nguyên nhân:

Khách quan:

Cơ sở mới đưa vào sử dụng cần mua sắm bổ sung nhiều trang thiết bị, trường chất lượng cao đòi hỏi đầy đủ trang thiết bị mới, hiện đại, trong khi phải thanh toán nợ XDCB, phải sửa chữa do công trình xuống cấp nhanh mà ngân sách thành phố và tỉnh dành cho không thể đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Chưa có cơ chế thu học phí riêng, kế hoạch ngân sách riêng cho trường chất lượng cao. Nguồn vận động XHHGD cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tăng cường trang thiết bị và sửa chữa nhỏ.

Số giáo viên vững vàng giàu kinh nghiệm bồi dưỡng HSG ngày càng thưa do nghỉ hưu, thuyên chuyển (đặc biệt là môn Toán). Có sự hụt hẫng số lượng giáo viên độ tuổi trung niên. Nguồn giáo viên giỏi thực sự ngang tầm yêu cầu của thành phố để có thể lựa chọn bổ sung về trường cũng hạn chế. Một số giáo viên mới được tiếp nhận về trường chưa vững vàng trong công tác bồi dưỡng. Những sinh viên giỏi mới về chưa đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm. Ba năm liên tục 2007 – 2010 do thiếu GV, định mức lao động của GV quá cao, rất mệt mỏi, trong khi lương vẫn như giáo viên các trường khác không có gì ưu tiên. Tác động của cơ chế thị trường phần nào cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cái tâm của một bộ phận nhà giáo.

Thời kinh tế thị trường, cư dân ở khu vực thành thị có cái nhìn thực tế nên việc định hướng đầu tư học hành, thi cử của phụ huynh, học sinh cũng thực dụng hơn, nhằm các mục tiêu thiết thực cho việc vào được trường học tốt, hướng tới các ngành nghề “hot”, không thật mặn mà với khoa học mũi nhọn, các môn khó như Toán, các môn thuộc lĩnh vực xã hội khó kiếm việc.

Chủ quan:

Trên một số phương diện, thành phố và ngành chưa thực sự sâu sát, thấu hiểu khó khăn và có sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả cho đơn vị. Chưa giúp đơn vị xây dựng, ban hành được hệ thống tiêu chuẩn đặc thù, quy chế lựa chọn, quy chế luân chuyển giáo viên tạo động lực phát triển, nâng cao chất lượng, bảo đảm dân chủ. Vấn đề lập lớp có định hướng bộ môn, vấn đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 6,7,8 tại trường cũng chỉ triển khai thuận lợi sau khi ngành có văn bản chỉ đạo. Vấn đề thưởng cho học sinh giỏi, thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, mặc dù trường đã có đề nghị nhưng thành phố cũng chưa có sự hỗ trợ thỏa đáng.  

Hoạt động lãnh đạo của chi bộ chủ yếu là triển khai, đánh giá các hoạt động chuyên môn, đoàn thể, việc tổ chức sinh hoạt tư tưởng chưa mang tính chuyên đề, chưa sâu sắc. Sinh hoạt tổ nhóm còn nặng về giải quyết sự vụ, còn ít đi vào trao đổi, thảo luận chiều sâu về chuyên môn. Hệ thống kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động của giáo viên, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy chế chuyên môn, kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh tại cơ sở, việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất thiết bị chưa đủ mạnh, chưa thường xuyên. Công đoàn cơ sở đã thực hiện việc thăm hỏi thông thường, động viên thúc đẩy chuyên môn, nhưng chưa làm tốt chức năng cầu nối chia sẻ, hòa giải, giải thích, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể làm chất keo kết dính tình cảm các thành viên trong đơn vị.

Tác giả bài viết: TS. Võ Hoàng Ngọc - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  LIÊN KẾT WEBSITE

 THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay4,744
  • Tháng hiện tại38,586
  • Tổng lượt truy cập14,452,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây