Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy ở cấp tiểu học và THCS?
- Thứ tư - 14/03/2012 16:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dự kiến Tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học và THCS với số lượng 4 tiết/tuần. Đây là một trong những chủ trương của Bộ GD-ĐT trong thời gian tới và đang được đưa lên mạng để xin ý kiến đóng góp về dự thảo chương trình.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc dạy và học tiếng Hoa ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở (THCS) nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở học sinh; giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Hoa; phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công dân Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.
Với mục tiêu đề ra như vậy nên trong dự thảo công bố Bộ GD-ĐT đưa ra từng yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học. Cụ thể ở cấp tiểu học thì từng bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.
Đối với cấp THCS, sẽ củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu cấp học (cấp tiểu học, cấp THCS). Đảm bảo tính liên thông và nối tiếp giữa cấp tiểu học và cấp THCS. Đảm bảo tính tích hợp với nội dung của các môn học khác có liên quan trong chương trình tiểu học và THCS.
Đảm bảo xây dựng nội dung chương trình trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa, điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam. Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại theo vòng tròn đồng tâm có mở rộng qua các năm học nhằm củng cố, từng bước phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh.
Đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hoa cho học sinh. Việc dạy học tiếng Hoa tập trung vào luyện tập để hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua sử dụng có hiệu quả các hiện tượng từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách tiếng Hoa. Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao tiếp tiếng Hoa trong các tình huống phù hợp với chủ điểm, chủ đề quen thuộc và có ý nghĩa.
Theo dự thảo mà Bộ GD-ĐT công bố , việc dạy tiếng Hoa ở tiểu học và THCS là không bắt buộc. Chỉ có những đơn vị nào có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Hoa (Trung cấp sư phạm tiếng Hoa đối với cấp tiểu học; Cao đẳng sư phạm tiếng Hoa đối với cấp trung học cơ sở) và đủ theo định biên để giảng dạy môn Tiếng Hoa; Có khả năng hoàn thành chương trình môn Tiếng Hoa: thực hiện trong 9 năm học, mỗi năm 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết; Có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn, ghế,...), sách giáo khoa (sách học sinh, sách giáo viên), thiết bị dạy học môn Tiếng Hoa thì có thể triển khai dạy.
Việc đánh giá học sinh, dự thảo nêu rõ: Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học. Đánh giá định kỳ được tiến hành sau mỗi phần kiến thức, mỗi học kì, mỗi lớp học, mỗi cấp học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng.
Vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích học sinh học tập. Ngoài giáo viên, học sinh cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số. Đánh giá bằng kiểm tra nói, bằng kiểm tra viết.
Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ.
Với mục tiêu đề ra như vậy nên trong dự thảo công bố Bộ GD-ĐT đưa ra từng yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học. Cụ thể ở cấp tiểu học thì từng bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.
Đối với cấp THCS, sẽ củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu cấp học (cấp tiểu học, cấp THCS). Đảm bảo tính liên thông và nối tiếp giữa cấp tiểu học và cấp THCS. Đảm bảo tính tích hợp với nội dung của các môn học khác có liên quan trong chương trình tiểu học và THCS.
Đảm bảo xây dựng nội dung chương trình trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa, điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam. Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại theo vòng tròn đồng tâm có mở rộng qua các năm học nhằm củng cố, từng bước phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh.
Đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hoa cho học sinh. Việc dạy học tiếng Hoa tập trung vào luyện tập để hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua sử dụng có hiệu quả các hiện tượng từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách tiếng Hoa. Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao tiếp tiếng Hoa trong các tình huống phù hợp với chủ điểm, chủ đề quen thuộc và có ý nghĩa.
Theo dự thảo mà Bộ GD-ĐT công bố , việc dạy tiếng Hoa ở tiểu học và THCS là không bắt buộc. Chỉ có những đơn vị nào có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Hoa (Trung cấp sư phạm tiếng Hoa đối với cấp tiểu học; Cao đẳng sư phạm tiếng Hoa đối với cấp trung học cơ sở) và đủ theo định biên để giảng dạy môn Tiếng Hoa; Có khả năng hoàn thành chương trình môn Tiếng Hoa: thực hiện trong 9 năm học, mỗi năm 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết; Có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn, ghế,...), sách giáo khoa (sách học sinh, sách giáo viên), thiết bị dạy học môn Tiếng Hoa thì có thể triển khai dạy.
Việc đánh giá học sinh, dự thảo nêu rõ: Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học. Đánh giá định kỳ được tiến hành sau mỗi phần kiến thức, mỗi học kì, mỗi lớp học, mỗi cấp học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng.
Vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích học sinh học tập. Ngoài giáo viên, học sinh cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số. Đánh giá bằng kiểm tra nói, bằng kiểm tra viết.
Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ.