CẢM XÚC HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM
- Thứ ba - 30/04/2019 15:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hành trình trải nghiệm
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Khuê
Lớp: 8A
Trường:THCS Đặng Thai Mai
Lớp: 8A
Trường:THCS Đặng Thai Mai
CẢM XÚC VỀ HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM
Thánh Augustinô thành Hippo đã từng nói rằng: "Thế giới là một cuốn sách và ai không đi chỉ đọc được một trang". Chúng ta còn trẻ, đang ở độ tuổi khỏe khoắn của cuộc đời, bởi thế nên chúng ta cần phải đi nhiều nơi, đến nhiều vùng miền, mảnh đất khác nhau để cho thỏa sức tự do khám phá. Người trẻ không chịu đi xa là một cái bóng chôn mình, chỉ biết mình, biết ta, chỉ có thể nhìn rõ một mảnh trời nho nhỏ nơi đáy giếng trơ cạn. Mỗi chuyến hành trình của ta, dẫu xa dẫu gần cũng đều là một chuyến đi tìm kho báu quý giá. Ở Đặng, mùa hè năm nay là một mùa hè để đi, để dong buồm ra biển lớn. Ở Đặng, mùa hạ về là lúc những kho báu sau chuyến ra khơi được tinh chế lại, tạo thành một nguồn tri thức dồi dào, bao la. Ta đã đi vào mùa hè nở hoa và đi cùng Đặng. Ta đã đi và nhận ra những chuyến hành trình mà vị thánh Augustinô nhắc đến thực sự bổ ích.
Thật vậy! sau chuyến đi xa, ta trước hết được trải nghiệm thực tế và để cho hai nguồn tri thức dung hòa. Mỗi ai trong số chúng ta đều đã từng một lần nghe đến hai chữ Hà Nội, nhưng vẫn có nhiều người chưa từng thấy Hà Nội tận mắt. Chuyến đi cho ta thấy một Hà Nội vừa nghiêm trang vừa mộng mơ, vừa vội vã vừa chậm rãi. Hà Nội như một thước phim quay chậm trước con mắt mơ màng của chúng ta. Đến Hà Nội nhiều lần, ta nhận ra Hà Nội vừa quen, vừa lạ. Hà Nội quen vì những di tích cổ kính nằm giữa lòng thủ đô, quen vì những dòng người nối nhau qua phố. Hà Nội quen vì ta đã thấy, đã nghe trên sách, báo, radio, … Nhưng Hà Nội cũng lạ lắm. Lạ vì ta nghe nhưng chưa một lần đặt chân qua ranh giới trải nghiệm, lạ vì giọng người Hà Nội khác nhiều so với giọng ta…. Cứ thế, những trải nghiệm thực tế dường như chưa từng xuất hiện lặng lẽ đến với ta, cho mắt ta mở to nhìn thế gian ở một góc quay khác. Trong chuyến đi tham quan đến Hà Nội, ta được trải nghiệm làm một đại biểu Quốc hội tại phòng họp Diên Hồng mô phỏng. Phiên họp này mang ý nhĩa rất lớn đối với ta. Dường như trong khoảnh khắc này, ta trở thành một con người hoàn toàn khác. Ta nghiêm túc hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Ta đặt bản thân vào vai trò trong phiên họp mô phỏng của mình, để các giác quan tự do trải nghiệm cảm hứng. Ta phá bỏ ranh giới giữa trí tưởng tượng và thực tại, để cho hai nguồn tri thức chạm mặt nhau. Thật diệu kỳ làm sao! Ai đó đã nói rằng: " Ích lợi của việc đi là để điều chỉnh trí tưởng tượng với thực tế, thay vì ngồi hình dung ra mọi chuyện, hãy đi đi để xem nó thực sự thế nào". Sau chuyến đi này, ta nhận ra nó thực sự đúng đắn.
Một lợi ích khác sau chuyến đi này chính là tạo cho bản thân những mối quan hệ. Rời xa thành phố Vinh để với thủ đô, ta tạm thời rời xa những mối quan hệ đã xây dựng từ rất lâu khi gặp mặt. Những mối quan hệ đó không thể theo ta đi trong chuyến hành trình bao la. Song, rất vô tình, ta lại tạo ra những mối quan hệ mới. Trên chuyến xe đi, ta nhận ra những người bạn trong cùng ngôi trường chưa một lần gặp gỡ. Khi dừng chân tại những điểm nhỏ trên đường thủ đô, ta mỉm cười vẫy tay, trò chuyện với một du khách nước ngoài xa lạ mà thân quen. Và chỉ trong vài ngày, ta tạo ra những mối quan hệ mới. Nó an ủi ta mỗi lúc cô đơn, sẻ chia với ta niềm vui nỗi buồn như những người thân từ lâu ở quê nhà. Sau chuyến đi, các mối quan hệ mới xuất hiện làm bản thân ta tự tin hơn, năng động hơn. Phải chăng vì ta đã dần lớn khôn nên ta mới tự tin, hăng hái đến thế? Phải chăng… Bởi vì đi là một yếu tố quan trọng để tạo nên những mối quan hệ. Chỉ khi ta đi, ta mới trải lòng mình hơn để có thể tìm ta những tâm hồn đồng điệu khác.
|Đặc biệt, đi còn để lại cho ta những bài học quý giá không có trong sách vở. Ta từng học về lịch sử nước nhà, học về thời kỳ Thăng Long và tiền Thăng Long. Nhưng chỉ sau khi tham quan tầng hầm của tòa nhà Quốc hội- nơi lưu giữ những cổ vật quý giá, ta mới chứng kiến cụ thể một nền văn hóa tươi đẹp, lâu đời của dân tộc được lưu giữ, ẩn mình trong lòng đất. Ta từng nghe đến Phủ Chủ tịch và nhà sàn Bác Hồ, nhưng ta vẫn tròn xoe mắt khi chứng kiến những mốc son của nó. Ta cứ đi như thế để có nhiều kiến thức hơn. Ta thu nhận lịch sử, địa lý, những sự mới mẻ trong kiến trúc từ thời Lý và đặc biệt là một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Trên đường bộ hành, ta nghe những tiếng rao hàng khắp phố phường Hà Nội. Đến nơi đây ta mới có thể chiêm ngưỡng ẩm thực thủ đô, và hiểu một phần về Ba sáu phố phường Hà Nội. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đi cũng là một kiểu đón nhận tri thức.
Sau chuyến đi lần này, ta còn cảm thấy yêu quê hương và tự hào về Tổ Quốc mình. Từ miền Trung nắng gió, ta đến miền Bắc se se nhưng ta vẫn cảm thấy những nét tương đồng giữa hai miền Tổ Quốc. Đất nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nhiều con đường, nhiều nét đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau, nhưng tất cả đều hòa chung vào lá cờ Tổ quốc. Ta đi để thấy Việt Nam chưa bao giờ đẹp thế. Đẹp vì nắng mỗi sớm mai vẫn chiếu trên mọi miền, đẹp vì chúng ta cùng là công dân một nước. Thật lộng lẫy mà cũng thật giản dị! Mỗi chuyến đi trôi qua, ta càng yêu thêm Tổ Quốc hơn, lòng tự hào trong ta vang lên thống thiết.
Sau chuyến đi, ta trở về với miền Trung thân thương, về trong vòng tay thành phố Vinh. Những lợi ích mà chuyến đi này mang lại là một cơ sở để tạo cho ta những góc nhìn mới mẻ trong cuộc đời. Một nhà diễn thuyết người Mỹ đã từng tự hào nói rằng: "Tôi đi để đón nhận kho báu vào lòng tôi. Tôi đi để tôi có thể nhận ra những lợi ích to lớn của chuyến lữ hành với thế giới". Và ta cũng thế, phải không các bạn học sinh trường Đặng của chúng ta?
Họ và tên: Trần Tùng Chi
Lớp: 8D
Trường: THCS Đặng Thai Mai
Thật vậy! sau chuyến đi xa, ta trước hết được trải nghiệm thực tế và để cho hai nguồn tri thức dung hòa. Mỗi ai trong số chúng ta đều đã từng một lần nghe đến hai chữ Hà Nội, nhưng vẫn có nhiều người chưa từng thấy Hà Nội tận mắt. Chuyến đi cho ta thấy một Hà Nội vừa nghiêm trang vừa mộng mơ, vừa vội vã vừa chậm rãi. Hà Nội như một thước phim quay chậm trước con mắt mơ màng của chúng ta. Đến Hà Nội nhiều lần, ta nhận ra Hà Nội vừa quen, vừa lạ. Hà Nội quen vì những di tích cổ kính nằm giữa lòng thủ đô, quen vì những dòng người nối nhau qua phố. Hà Nội quen vì ta đã thấy, đã nghe trên sách, báo, radio, … Nhưng Hà Nội cũng lạ lắm. Lạ vì ta nghe nhưng chưa một lần đặt chân qua ranh giới trải nghiệm, lạ vì giọng người Hà Nội khác nhiều so với giọng ta…. Cứ thế, những trải nghiệm thực tế dường như chưa từng xuất hiện lặng lẽ đến với ta, cho mắt ta mở to nhìn thế gian ở một góc quay khác. Trong chuyến đi tham quan đến Hà Nội, ta được trải nghiệm làm một đại biểu Quốc hội tại phòng họp Diên Hồng mô phỏng. Phiên họp này mang ý nhĩa rất lớn đối với ta. Dường như trong khoảnh khắc này, ta trở thành một con người hoàn toàn khác. Ta nghiêm túc hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Ta đặt bản thân vào vai trò trong phiên họp mô phỏng của mình, để các giác quan tự do trải nghiệm cảm hứng. Ta phá bỏ ranh giới giữa trí tưởng tượng và thực tại, để cho hai nguồn tri thức chạm mặt nhau. Thật diệu kỳ làm sao! Ai đó đã nói rằng: " Ích lợi của việc đi là để điều chỉnh trí tưởng tượng với thực tế, thay vì ngồi hình dung ra mọi chuyện, hãy đi đi để xem nó thực sự thế nào". Sau chuyến đi này, ta nhận ra nó thực sự đúng đắn.
Một lợi ích khác sau chuyến đi này chính là tạo cho bản thân những mối quan hệ. Rời xa thành phố Vinh để với thủ đô, ta tạm thời rời xa những mối quan hệ đã xây dựng từ rất lâu khi gặp mặt. Những mối quan hệ đó không thể theo ta đi trong chuyến hành trình bao la. Song, rất vô tình, ta lại tạo ra những mối quan hệ mới. Trên chuyến xe đi, ta nhận ra những người bạn trong cùng ngôi trường chưa một lần gặp gỡ. Khi dừng chân tại những điểm nhỏ trên đường thủ đô, ta mỉm cười vẫy tay, trò chuyện với một du khách nước ngoài xa lạ mà thân quen. Và chỉ trong vài ngày, ta tạo ra những mối quan hệ mới. Nó an ủi ta mỗi lúc cô đơn, sẻ chia với ta niềm vui nỗi buồn như những người thân từ lâu ở quê nhà. Sau chuyến đi, các mối quan hệ mới xuất hiện làm bản thân ta tự tin hơn, năng động hơn. Phải chăng vì ta đã dần lớn khôn nên ta mới tự tin, hăng hái đến thế? Phải chăng… Bởi vì đi là một yếu tố quan trọng để tạo nên những mối quan hệ. Chỉ khi ta đi, ta mới trải lòng mình hơn để có thể tìm ta những tâm hồn đồng điệu khác.
|Đặc biệt, đi còn để lại cho ta những bài học quý giá không có trong sách vở. Ta từng học về lịch sử nước nhà, học về thời kỳ Thăng Long và tiền Thăng Long. Nhưng chỉ sau khi tham quan tầng hầm của tòa nhà Quốc hội- nơi lưu giữ những cổ vật quý giá, ta mới chứng kiến cụ thể một nền văn hóa tươi đẹp, lâu đời của dân tộc được lưu giữ, ẩn mình trong lòng đất. Ta từng nghe đến Phủ Chủ tịch và nhà sàn Bác Hồ, nhưng ta vẫn tròn xoe mắt khi chứng kiến những mốc son của nó. Ta cứ đi như thế để có nhiều kiến thức hơn. Ta thu nhận lịch sử, địa lý, những sự mới mẻ trong kiến trúc từ thời Lý và đặc biệt là một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Trên đường bộ hành, ta nghe những tiếng rao hàng khắp phố phường Hà Nội. Đến nơi đây ta mới có thể chiêm ngưỡng ẩm thực thủ đô, và hiểu một phần về Ba sáu phố phường Hà Nội. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đi cũng là một kiểu đón nhận tri thức.
Sau chuyến đi lần này, ta còn cảm thấy yêu quê hương và tự hào về Tổ Quốc mình. Từ miền Trung nắng gió, ta đến miền Bắc se se nhưng ta vẫn cảm thấy những nét tương đồng giữa hai miền Tổ Quốc. Đất nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nhiều con đường, nhiều nét đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau, nhưng tất cả đều hòa chung vào lá cờ Tổ quốc. Ta đi để thấy Việt Nam chưa bao giờ đẹp thế. Đẹp vì nắng mỗi sớm mai vẫn chiếu trên mọi miền, đẹp vì chúng ta cùng là công dân một nước. Thật lộng lẫy mà cũng thật giản dị! Mỗi chuyến đi trôi qua, ta càng yêu thêm Tổ Quốc hơn, lòng tự hào trong ta vang lên thống thiết.
Sau chuyến đi, ta trở về với miền Trung thân thương, về trong vòng tay thành phố Vinh. Những lợi ích mà chuyến đi này mang lại là một cơ sở để tạo cho ta những góc nhìn mới mẻ trong cuộc đời. Một nhà diễn thuyết người Mỹ đã từng tự hào nói rằng: "Tôi đi để đón nhận kho báu vào lòng tôi. Tôi đi để tôi có thể nhận ra những lợi ích to lớn của chuyến lữ hành với thế giới". Và ta cũng thế, phải không các bạn học sinh trường Đặng của chúng ta?
Họ và tên: Trần Tùng Chi
Lớp: 8D
Trường: THCS Đặng Thai Mai
NHẬT KÝ MỘT HÀNH TRÌNH
Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc tìm hiểu thu thập kiến thức trên báo mạng, các diễn đàn điện tử là điều vô cùng dễ dàng. Nhưng một chuyến đi dã ngoại sẽ là một cơ hội lớn để các bạn học sinh nâng cao kỹ năng xã hội. Bởi thế nên Trường THCS Đặng Thai Mai đã tổ chức một chuyến đi trải nghiệm ở thủ đô Hà Nội.
Ngày thứ nhất:
Chiều 5-4-2019- 14:00:PM
Chúng tôi lên xe để bắt đầu cho một chuyến đi vô cùng lý thú. Trên chiếc xe khởi hành, chúng tôi vô cùng hào hứng. Tôi nhớ những khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ- chúng tôi bên nhau, khoác vai nhau hát hò, tán gẫu… Đó là cảm xúc vô cùng chân thật, cảm xúc ấy được giao hòa, giao cảm trong tình bạn bè thân thiết. Chúng tôi đã nhanh chóng làm quen được với tất cả mọi người trên xe từ các em lớp 6 đến các chị lớp 9. Chính từ thời điểm ấy, lạ đã thành quen, từ những bài hát, những câu chuyện đã đưa đến cho chúng tôi một cảm giác gần gũi, thân thương, tình chị em khăng khít. Trên chuyến xe "khởi hành" này không những chúng tôi được cười vui thoải mái mà còn là những lúc mà cả đoàn cùng nhau chăm chú nghe chú hướng dẫn đoàn chia sẻ những kiến thức lịch sử vô cùng bổ ích. Cuộc khởi hành dài hơn 8 tiếng, nơi chúng tôi dừng chân cuối cùng là thủ đô Hà Nội. Chắc hẳn rằng, lúc ấy ai cũng háo hức bởi những tiếng reo hò, cười nói vui vẻ. Vậy là kết thúc ngày thứ nhất, dù có chút mệt mỏi nhưng vẫn rất vui vẻ. …
Ngày thứ hai
Sáng ngày 6-4-2019- 06:00
Buổi sáng, chúng tôi bừng tỉnh dậy, không khí trong lành, chim hót líu lo ngoài cửa sổ khách sạn- một điều tưởng như xa vời nơi phố thị nhưng không, đó là âm thanh trong trẻo của những chú vành khuyên trên các cây cổ thụ đang gọi chúng tôi thức dậy với ban mai xanh... Rồi, chúng tôi lại tiếp tục trên chiếc xe ấy nhưng bây giờ nó không còn là chiếc xe khởi hành nữa mà sẽ là chiếc xe "hành trình". Chiếc xe "hành trình" dẫn chúng tôi đến tòa nhà Quốc hội, chính là địa điểm đầu tiên cũng là địa điểm mới mẻ nhất mà chúng tôi sẽ được tham quan và trải nghiệm. Tôi vẫn nhớ, khi vào nhà Quốc hội tất cả đều được kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Khi đã được di chuyển vào tòa nhà, ai cũng trầm trồ với sự lộng lẫy, bề thế của nó. Trước tiên chúng tôi được tham quan phòng họp Diên Hồng. Phòng họp được thiết kế như một chiếc vương miện khổng lồ. Chúng tôi ngắm nghía khắp nơi bằng đôi mắt tròn xoe bởi đây là lần đầu tiên được bước vào một phòng họp cấp cao như thế. Cảm xúc lúc ấy chắc tôi không thể diễn tả nổi. Chúng tôi được tìm hiểu lịch sử Quốc hội qua các thời kỳ trong phòng truyền thống Quốc hội. Rời khỏi phòng truyền thống chúng tôi được sống trong thời kỳ lịch sử với những giá trị văn hóa nghệ thuật. Đó là khu khảo cổ dưới lòng nhà Quốc hội. Chúng tôi như được quay trở về quá khứ với những kiến trúc cổ kính từ thời phong kiến nghìn năm trước. Chúng tôi được mở mang kiến thức về lịch sử. Quả thật là vô cùng bổ ích, bởi những kiến thức mĩ thuật về cấu trúc của các cung điện thời xưa cũng như cuộc khai quật lòng đất. Sau cuộc du ngoạn dưới lòng đất chúng tôi trở thành những đại biểu Quốc Hội dự 1 phiên họp giả tưởng với chủ đề" Sử dụng thiết bị kết nối mạng xã hội của học sinh THCS”. Những “đại biểu Quốc hội nhí” vô cùng nghiêm túc. Lần đầu tiên được làm đại biểu Quốc hội nên ai cũng hồi hộp nhưng cũng không kém phần vui mừng. “Các đại biểu Quốc hội nhí” đã làm việc vô cùng nghiêm túc. Đây chính thức là một cuộc thảo luận của các đại biểu Quốc hội trong phòng họp chứ không còn là sự tranh luận của các bạn học sinh trong lớp. Phiên họp kết thúc trong tràng pháo tay giòn giã. Một buổi sáng lại kết thúc với những trải nghiệm chắc không bao giờ chúng tôi quên được.
Chiều ngày 6- 4 -2019 - 14.00
Chiếc xe "hành trình" lại dẫn chúng tôi đến một địa điểm văn hóa linh thiêng: Văn Miếu- Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tôi nhớ cái cảm giác được đi xung quanh bia tiến sĩ khắc tên những vị hiền tài. Đó là sự tự hào cũng như sự ngưỡng mộ những người con vô cùng tài giỏi của đất nước mình. Chính nơi đây đã tôn vinh truyền thống văn hóa hiếu học của dân tộc Việt Nam. Văn Miếu là nơi thờ những vị vua tài ba hay những bậc thầy trong nền giáo dục của Việt Nam xưa; còn Quốc Tử Giám đã lưu danh những tiến sĩ tài giỏi được khắc tên lên những tấm bia đá vững bền cùng năm tháng. Đến với Văn Miếu Quốc- Tử Giám, chúng tôi thực sự cảm nhận được một nét truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam- chính là “uống nước nhớ nguồn” cũng như truyền thống hiếu học bao đời nay.
Tối ngày 6-4-2019
Chuyến đi không chỉ đưa lại cho chúng tôi những kiến thức xã hội, lịch sử mà còn giúp chúng tôi nâng cao tính đoàn kết cũng như giải tỏa mọi căng thẳng. Bằng những trò chơi thú vị, hoạt động "Teeam bul ding", chúng tôi có những phút giây sảng khoái, hào hứng bên nhau. Đây chính là những phút giây bên bạn bè để được vui chơi thỏa thích… Vậy là đã kết thúc một ngày với những sự “trải nghiệm" lí thú.
Ngày thứ 3, ngày cuối:
Sáng ngày 7-4-2019:
Sáng hôm nay, chiếc xe lại dẫn chúng tôi đến Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi chúng tôi được đến gần hơn với vị cha già của dân tộc- Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi nhớ lắm cảm giác được ngắm nhìn Bác, được gần Bác dù người đã ra đi nhưng linh hồn Người vẫn luôn dõi theo bước phát triển của đất nước Việt Nam… Ra khỏi Lăng Bác chúng tôi lại được tham quan nhà Bác, nơi Bác làm việc và nơi lưu dấu khoảnh khắc Bác ra đi. Chúng tôi còn được nghe những câu chuyện về Người trong suốt khoảng thời gian làm Chủ tịch nước. Ai cũng xúc động và ngưỡng mộ công lao trời bể của Người để mỗi chúng tôi lại tự dặn lòng mình hãy học tốt hơn, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với mong mỏi của Người: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh với các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần ở công học tập của các cháu.”Bác ơi, chúng cháu hứa sẽ thực hiện lời Bác dặn!
Và địa điểm cuối cùng của chuyến đi, chúng tôi lại được đến với ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo thời Lý- Chùa Một Cột, ngôi chùa nghìn năm tuổi linh thiêng như một chứng nhân chứng kiến sự trường tồn và phát triển của non sông.
Vậy là đã kết thúc 1 chuyến đi hai ngày ở thủ đô Hà Nội, dù tất cả có chút mệt nhưng đọng lại trong lòng là những niềm vui và nhiều cảm xúc khó quên. Đã đến lúc chúng tôi phải lên xe trở về Vinh để bắt đầu một tuần học mới…
Từ chuyến đi, chúng tôi đã mở mang được rất nhiều kiến thức bổ ích mà không gì bằng là được trải nghiệm thực tế. Qua đó chúng tôi càng trân quý hơn những phút giây được ở bên nhau, được chơi đùa, trò chuyện, được học hỏi, mở mang hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam, về truyền thống và vẻ đẹp nghìn năm của thủ đô yêu dấu để càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam!
Họ và tên: Hà Ngân
Lớp: 9B
Trường: THCS Đặng Thai Mai
Thời gian cứ thế trôi đi, Xuân qua Hạ tới, Đông sang Thu về…
Tháng 4 lại đến như chiếc cầu nối liền hai bờ thời gian Xuân-Hạ. Ai đó đã từng nói tuổi 14, 15 của con người chính là tháng 4, vương vấn sự trong sáng, thuần khiết của mùa xuân lại mang chút sôi nổi, nhiệt huyết của mùa hạ. Tháng 4 về khiến lòng ta bâng khuâng, tiếng ve đã rạo rực, bàng thay lá, phượng đã chớm hoa, những kỳ thi quan trọng sắp đến , các cô cậu cuối cấp chuẩn bị xa nhau mãi và hơn thế, tháng 4 trong trái tim của mỗi học sinh trường Đặng chính là… những chuyến đi.
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất cuộc đời và thời học sinh là quãng thời gian đáng nhớ nhất tuổi trẻ. Ở ngưỡng cửa của tuổi 15, tôi và cậu- chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ mộng mơ đủ thứ trên đời. Ai cũng nghĩ rằng mình có một khoảng trời rộng phía trước để tự do vỗ cánh cho những ước mơ bay cao. Ta mơ về những chuyến đi xa cùng nhau, tới thăm những miền đất hứa, cùng nhau ngắm cảnh đẹp của Tổ Quốc thân yêu và mơ sẽ đi bên nhau thật chậm, thật lâu. Dù chưa hẳn đã vẹn tròn nhưng những ước mơ ấy phần nào đã thực hiện được, gieo vào trái tim ngây thơ của tuổi trẻ bao hy vọng về những chuyến đi sau này và cả những ước mơ khác nữa.
Ngày nhà trường thông báo tổ chức chuyến đi tham quan dã ngoại tại thủ đô Hà Nội, chúng ta đã vui biết mấy khi có thể cùng nhau thực hiện lời nói vu vơ hôm nào là cùng nhau đi tới những miền đất xa xôi, mới lạ, cùng nhau trưởng thành và cùng nhau khám phá. Chắc hẳn không ít người đã tự hỏi liệu có đáng hay không, liệu có hoang phí thời gian hay không nhưng có lẽ “ Không phải bây giờ thì là bao giờ?”. Đã đến lúc cho mình một chuyến đi xa không cha mẹ, cho mình những trải nghiệm đầu đời, cho mình chút thời gian với bạn bè để lưu giữ chút kỉ niệm cuối cùng vì chẳng mấy chốc sẽ lại xa nhau.
Và rồi… một buổi chiều nắng dịu đầu tháng 4, chúng ta khoác trên vai chiếc ba lô nặng trĩu, môi cười hớn hở gặp nhau nơi sân trường thân quen để cùng nhau bắt đầu một chuyến đi xa với bao háo hức mong chờ. 2h chiều ngày thứ 6 hôm ấy, tôi và các cậu cùng nắm tay nhau đi lên chiếc xe bus và chọn cho mình những chỗ ngồi gần nhau để cùng trò chuyện, vui chơi. Chặng đường Vinh- Hà Nội dài hơn 300 km vốn luôn khiến cho cả người lớn mệt mỏi ấy vậy mà chẳng ngăn nổi tuổi trẻ của chúng ta, không ngăn nổi những câu ca nhiệt huyết, không ngăn nổi những tiếng cười giòn tan. Có những người lần đầu gặp gỡ đã ríu rít chuyện trò, cùng nhau ca lên giai điệu yêu thích nào đó và cùng nhau sẻ chia chỗ ngồi để khoảng cách thêm gần…
Hơn 1 ngày cùng nhau vui chơi, trải nghiệm tại Hà Nội thật sự đáng nhớ. Địa điểm thứ nhất mà chúng ta khám phá chính là Tòa nhà Quốc Hội. Đây là lần đầu đầy tươi đẹp, đầy quý giá. Những trải nghiệm tại nơi này mãi không thể quên được. Tòa nhà Quốc Hội ấy là địa điểm mà nhiều người ước mơ được một lần chạm chân tới và hẳn là sau lần trải nghiệm này, nhiều bạn nhỏ đã mơ ước về 1 tương lai sẽ quay lại đây với tư cách là Đại Biểu hay là 1 ví trí trong Bộ Máy Lãnh Đạo nhà nước như Chủ Tịch Quốc Hội. Chính tuổi trẻ đã thổi bùng trong ta những hoài bão ấy. Những hoài bão thật mãnh liệt, cao đẹp sẽ thôi thúc ta trên con đường mà mình đang đi. Không chỉ là những hoài bão cá nhân mà đó còn là trách nhiệm với dân tộc đang hình thành trong những công dân tương lai của đất nước.
Đến Hà Nội không thể bỏ qua trường Đại Học đầu tiên của nước Việt ta- Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ta tự hào biết mấy về truyền thống hiếu học của cha ông, tự dặn lòng phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng với truyền thống ấy. Trong lòng bùng lên những khát khao được chinh phục những đỉnh cao của trí tuệ.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Mình là địa điểm tham quan cuối cùng kết thúc chuyến đi xa đầy ý nghĩa. Chúng ta thấm thía xúc động biết nỗi lòng của một đứa con xa về thăm Bác- người cha già kính yêu của dân tộc, hiểu hơn những trang thơ đã được học hay sẽ học trong những năm tới, đó là sự chuẩn bị bằng trải nghiệm thực tế, giúp hsinh tiếp nhận văn bản bằng chính vốn sống của mình.
Và sau chuyến đi này, chúng ta nhận được những gì?
Ngoài trời, nắng đã gay gắt và chói chang hơn, ve râm ran phố phường và phượng đã thắm đỏ góc sân, thời gian dường như trôi nhanh hơn, chẳng đợi chờ một ai. Tất cả đều như thúc giục ta nhanh lên cho những kỳ thi sắp tới, nhắc ta trân trọng những phút giây cuối cùng… Dẫu thế nào, tôi vẫn hy vọng về 1 ngày chúng ta gặp lại và cùng nhau đi đến những miền đất hứa, cùng khám phá vẻ đẹp Tổ Quốc thân yêu, cùng nhau học hỏi và cùng nhau trưởng thành….
Ngày thứ nhất:
Chiều 5-4-2019- 14:00:PM
Chúng tôi lên xe để bắt đầu cho một chuyến đi vô cùng lý thú. Trên chiếc xe khởi hành, chúng tôi vô cùng hào hứng. Tôi nhớ những khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ- chúng tôi bên nhau, khoác vai nhau hát hò, tán gẫu… Đó là cảm xúc vô cùng chân thật, cảm xúc ấy được giao hòa, giao cảm trong tình bạn bè thân thiết. Chúng tôi đã nhanh chóng làm quen được với tất cả mọi người trên xe từ các em lớp 6 đến các chị lớp 9. Chính từ thời điểm ấy, lạ đã thành quen, từ những bài hát, những câu chuyện đã đưa đến cho chúng tôi một cảm giác gần gũi, thân thương, tình chị em khăng khít. Trên chuyến xe "khởi hành" này không những chúng tôi được cười vui thoải mái mà còn là những lúc mà cả đoàn cùng nhau chăm chú nghe chú hướng dẫn đoàn chia sẻ những kiến thức lịch sử vô cùng bổ ích. Cuộc khởi hành dài hơn 8 tiếng, nơi chúng tôi dừng chân cuối cùng là thủ đô Hà Nội. Chắc hẳn rằng, lúc ấy ai cũng háo hức bởi những tiếng reo hò, cười nói vui vẻ. Vậy là kết thúc ngày thứ nhất, dù có chút mệt mỏi nhưng vẫn rất vui vẻ. …
Ngày thứ hai
Sáng ngày 6-4-2019- 06:00
Buổi sáng, chúng tôi bừng tỉnh dậy, không khí trong lành, chim hót líu lo ngoài cửa sổ khách sạn- một điều tưởng như xa vời nơi phố thị nhưng không, đó là âm thanh trong trẻo của những chú vành khuyên trên các cây cổ thụ đang gọi chúng tôi thức dậy với ban mai xanh... Rồi, chúng tôi lại tiếp tục trên chiếc xe ấy nhưng bây giờ nó không còn là chiếc xe khởi hành nữa mà sẽ là chiếc xe "hành trình". Chiếc xe "hành trình" dẫn chúng tôi đến tòa nhà Quốc hội, chính là địa điểm đầu tiên cũng là địa điểm mới mẻ nhất mà chúng tôi sẽ được tham quan và trải nghiệm. Tôi vẫn nhớ, khi vào nhà Quốc hội tất cả đều được kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Khi đã được di chuyển vào tòa nhà, ai cũng trầm trồ với sự lộng lẫy, bề thế của nó. Trước tiên chúng tôi được tham quan phòng họp Diên Hồng. Phòng họp được thiết kế như một chiếc vương miện khổng lồ. Chúng tôi ngắm nghía khắp nơi bằng đôi mắt tròn xoe bởi đây là lần đầu tiên được bước vào một phòng họp cấp cao như thế. Cảm xúc lúc ấy chắc tôi không thể diễn tả nổi. Chúng tôi được tìm hiểu lịch sử Quốc hội qua các thời kỳ trong phòng truyền thống Quốc hội. Rời khỏi phòng truyền thống chúng tôi được sống trong thời kỳ lịch sử với những giá trị văn hóa nghệ thuật. Đó là khu khảo cổ dưới lòng nhà Quốc hội. Chúng tôi như được quay trở về quá khứ với những kiến trúc cổ kính từ thời phong kiến nghìn năm trước. Chúng tôi được mở mang kiến thức về lịch sử. Quả thật là vô cùng bổ ích, bởi những kiến thức mĩ thuật về cấu trúc của các cung điện thời xưa cũng như cuộc khai quật lòng đất. Sau cuộc du ngoạn dưới lòng đất chúng tôi trở thành những đại biểu Quốc Hội dự 1 phiên họp giả tưởng với chủ đề" Sử dụng thiết bị kết nối mạng xã hội của học sinh THCS”. Những “đại biểu Quốc hội nhí” vô cùng nghiêm túc. Lần đầu tiên được làm đại biểu Quốc hội nên ai cũng hồi hộp nhưng cũng không kém phần vui mừng. “Các đại biểu Quốc hội nhí” đã làm việc vô cùng nghiêm túc. Đây chính thức là một cuộc thảo luận của các đại biểu Quốc hội trong phòng họp chứ không còn là sự tranh luận của các bạn học sinh trong lớp. Phiên họp kết thúc trong tràng pháo tay giòn giã. Một buổi sáng lại kết thúc với những trải nghiệm chắc không bao giờ chúng tôi quên được.
Chiều ngày 6- 4 -2019 - 14.00
Chiếc xe "hành trình" lại dẫn chúng tôi đến một địa điểm văn hóa linh thiêng: Văn Miếu- Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tôi nhớ cái cảm giác được đi xung quanh bia tiến sĩ khắc tên những vị hiền tài. Đó là sự tự hào cũng như sự ngưỡng mộ những người con vô cùng tài giỏi của đất nước mình. Chính nơi đây đã tôn vinh truyền thống văn hóa hiếu học của dân tộc Việt Nam. Văn Miếu là nơi thờ những vị vua tài ba hay những bậc thầy trong nền giáo dục của Việt Nam xưa; còn Quốc Tử Giám đã lưu danh những tiến sĩ tài giỏi được khắc tên lên những tấm bia đá vững bền cùng năm tháng. Đến với Văn Miếu Quốc- Tử Giám, chúng tôi thực sự cảm nhận được một nét truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam- chính là “uống nước nhớ nguồn” cũng như truyền thống hiếu học bao đời nay.
Tối ngày 6-4-2019
Chuyến đi không chỉ đưa lại cho chúng tôi những kiến thức xã hội, lịch sử mà còn giúp chúng tôi nâng cao tính đoàn kết cũng như giải tỏa mọi căng thẳng. Bằng những trò chơi thú vị, hoạt động "Teeam bul ding", chúng tôi có những phút giây sảng khoái, hào hứng bên nhau. Đây chính là những phút giây bên bạn bè để được vui chơi thỏa thích… Vậy là đã kết thúc một ngày với những sự “trải nghiệm" lí thú.
Ngày thứ 3, ngày cuối:
Sáng ngày 7-4-2019:
Sáng hôm nay, chiếc xe lại dẫn chúng tôi đến Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi chúng tôi được đến gần hơn với vị cha già của dân tộc- Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi nhớ lắm cảm giác được ngắm nhìn Bác, được gần Bác dù người đã ra đi nhưng linh hồn Người vẫn luôn dõi theo bước phát triển của đất nước Việt Nam… Ra khỏi Lăng Bác chúng tôi lại được tham quan nhà Bác, nơi Bác làm việc và nơi lưu dấu khoảnh khắc Bác ra đi. Chúng tôi còn được nghe những câu chuyện về Người trong suốt khoảng thời gian làm Chủ tịch nước. Ai cũng xúc động và ngưỡng mộ công lao trời bể của Người để mỗi chúng tôi lại tự dặn lòng mình hãy học tốt hơn, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với mong mỏi của Người: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh với các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần ở công học tập của các cháu.”Bác ơi, chúng cháu hứa sẽ thực hiện lời Bác dặn!
Và địa điểm cuối cùng của chuyến đi, chúng tôi lại được đến với ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo thời Lý- Chùa Một Cột, ngôi chùa nghìn năm tuổi linh thiêng như một chứng nhân chứng kiến sự trường tồn và phát triển của non sông.
Vậy là đã kết thúc 1 chuyến đi hai ngày ở thủ đô Hà Nội, dù tất cả có chút mệt nhưng đọng lại trong lòng là những niềm vui và nhiều cảm xúc khó quên. Đã đến lúc chúng tôi phải lên xe trở về Vinh để bắt đầu một tuần học mới…
Từ chuyến đi, chúng tôi đã mở mang được rất nhiều kiến thức bổ ích mà không gì bằng là được trải nghiệm thực tế. Qua đó chúng tôi càng trân quý hơn những phút giây được ở bên nhau, được chơi đùa, trò chuyện, được học hỏi, mở mang hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam, về truyền thống và vẻ đẹp nghìn năm của thủ đô yêu dấu để càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam!
Họ và tên: Hà Ngân
Lớp: 9B
Trường: THCS Đặng Thai Mai
Thời gian cứ thế trôi đi, Xuân qua Hạ tới, Đông sang Thu về…
Tháng 4 lại đến như chiếc cầu nối liền hai bờ thời gian Xuân-Hạ. Ai đó đã từng nói tuổi 14, 15 của con người chính là tháng 4, vương vấn sự trong sáng, thuần khiết của mùa xuân lại mang chút sôi nổi, nhiệt huyết của mùa hạ. Tháng 4 về khiến lòng ta bâng khuâng, tiếng ve đã rạo rực, bàng thay lá, phượng đã chớm hoa, những kỳ thi quan trọng sắp đến , các cô cậu cuối cấp chuẩn bị xa nhau mãi và hơn thế, tháng 4 trong trái tim của mỗi học sinh trường Đặng chính là… những chuyến đi.
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất cuộc đời và thời học sinh là quãng thời gian đáng nhớ nhất tuổi trẻ. Ở ngưỡng cửa của tuổi 15, tôi và cậu- chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ mộng mơ đủ thứ trên đời. Ai cũng nghĩ rằng mình có một khoảng trời rộng phía trước để tự do vỗ cánh cho những ước mơ bay cao. Ta mơ về những chuyến đi xa cùng nhau, tới thăm những miền đất hứa, cùng nhau ngắm cảnh đẹp của Tổ Quốc thân yêu và mơ sẽ đi bên nhau thật chậm, thật lâu. Dù chưa hẳn đã vẹn tròn nhưng những ước mơ ấy phần nào đã thực hiện được, gieo vào trái tim ngây thơ của tuổi trẻ bao hy vọng về những chuyến đi sau này và cả những ước mơ khác nữa.
Ngày nhà trường thông báo tổ chức chuyến đi tham quan dã ngoại tại thủ đô Hà Nội, chúng ta đã vui biết mấy khi có thể cùng nhau thực hiện lời nói vu vơ hôm nào là cùng nhau đi tới những miền đất xa xôi, mới lạ, cùng nhau trưởng thành và cùng nhau khám phá. Chắc hẳn không ít người đã tự hỏi liệu có đáng hay không, liệu có hoang phí thời gian hay không nhưng có lẽ “ Không phải bây giờ thì là bao giờ?”. Đã đến lúc cho mình một chuyến đi xa không cha mẹ, cho mình những trải nghiệm đầu đời, cho mình chút thời gian với bạn bè để lưu giữ chút kỉ niệm cuối cùng vì chẳng mấy chốc sẽ lại xa nhau.
Và rồi… một buổi chiều nắng dịu đầu tháng 4, chúng ta khoác trên vai chiếc ba lô nặng trĩu, môi cười hớn hở gặp nhau nơi sân trường thân quen để cùng nhau bắt đầu một chuyến đi xa với bao háo hức mong chờ. 2h chiều ngày thứ 6 hôm ấy, tôi và các cậu cùng nắm tay nhau đi lên chiếc xe bus và chọn cho mình những chỗ ngồi gần nhau để cùng trò chuyện, vui chơi. Chặng đường Vinh- Hà Nội dài hơn 300 km vốn luôn khiến cho cả người lớn mệt mỏi ấy vậy mà chẳng ngăn nổi tuổi trẻ của chúng ta, không ngăn nổi những câu ca nhiệt huyết, không ngăn nổi những tiếng cười giòn tan. Có những người lần đầu gặp gỡ đã ríu rít chuyện trò, cùng nhau ca lên giai điệu yêu thích nào đó và cùng nhau sẻ chia chỗ ngồi để khoảng cách thêm gần…
Hơn 1 ngày cùng nhau vui chơi, trải nghiệm tại Hà Nội thật sự đáng nhớ. Địa điểm thứ nhất mà chúng ta khám phá chính là Tòa nhà Quốc Hội. Đây là lần đầu đầy tươi đẹp, đầy quý giá. Những trải nghiệm tại nơi này mãi không thể quên được. Tòa nhà Quốc Hội ấy là địa điểm mà nhiều người ước mơ được một lần chạm chân tới và hẳn là sau lần trải nghiệm này, nhiều bạn nhỏ đã mơ ước về 1 tương lai sẽ quay lại đây với tư cách là Đại Biểu hay là 1 ví trí trong Bộ Máy Lãnh Đạo nhà nước như Chủ Tịch Quốc Hội. Chính tuổi trẻ đã thổi bùng trong ta những hoài bão ấy. Những hoài bão thật mãnh liệt, cao đẹp sẽ thôi thúc ta trên con đường mà mình đang đi. Không chỉ là những hoài bão cá nhân mà đó còn là trách nhiệm với dân tộc đang hình thành trong những công dân tương lai của đất nước.
Đến Hà Nội không thể bỏ qua trường Đại Học đầu tiên của nước Việt ta- Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ta tự hào biết mấy về truyền thống hiếu học của cha ông, tự dặn lòng phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng với truyền thống ấy. Trong lòng bùng lên những khát khao được chinh phục những đỉnh cao của trí tuệ.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Mình là địa điểm tham quan cuối cùng kết thúc chuyến đi xa đầy ý nghĩa. Chúng ta thấm thía xúc động biết nỗi lòng của một đứa con xa về thăm Bác- người cha già kính yêu của dân tộc, hiểu hơn những trang thơ đã được học hay sẽ học trong những năm tới, đó là sự chuẩn bị bằng trải nghiệm thực tế, giúp hsinh tiếp nhận văn bản bằng chính vốn sống của mình.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim….
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim….
Hay:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Sáng tháng Nǎm - Tố HữuMàu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Và sau chuyến đi này, chúng ta nhận được những gì?
- Trước hết, đó là bài học về nắm bắt cơ hội. Với học sinh cuối cấp, đây dường như là lần đầu cũng là lần cuối để có 1 chuyến đi cùng nhau. Hơn thế, đây là 1 chuyến đi vô cùng quý giá với những trải nghiệm tại Tòa Nhà Quốc Hội. Có lẽ không 1 ai hối hận khi tham gia chuyến đi này.
- Bài học về sự tự lập: Vs nhiều học sinh, đây là lần đầu tiên rời xa vòng tay của cha mẹ, không ai nhắc là không được ngủ muộn vào mỗi đêm, không ai gọi dậy mỗi buổi sáng và tự mình chọn bữa sáng cho bản thân. Nhưng cũng chính vì tự lập, chúng ta đã “ vượt qua vùng an toàn của bản thân” . Điều này là vô giá với những đứa trẻ lâu nay vốn chỉ dựa dẫm vào cha mẹ.
- Hiểu hơn đất nước, con người Việt Nam
- Rèn luyện nhiều kĩ năng sống: Hoạt động tập thể, cách sử dụng tiền hợp lý,…
- Chuyến đi khơi dậy niềm đam mê khám phá đất nước, khơi dậy bao ước mơ, hoài bão cao đẹp, có thêm những người bạn mới và thân thiết hơn với những người bạn cũ của mình.
Ngoài trời, nắng đã gay gắt và chói chang hơn, ve râm ran phố phường và phượng đã thắm đỏ góc sân, thời gian dường như trôi nhanh hơn, chẳng đợi chờ một ai. Tất cả đều như thúc giục ta nhanh lên cho những kỳ thi sắp tới, nhắc ta trân trọng những phút giây cuối cùng… Dẫu thế nào, tôi vẫn hy vọng về 1 ngày chúng ta gặp lại và cùng nhau đi đến những miền đất hứa, cùng khám phá vẻ đẹp Tổ Quốc thân yêu, cùng nhau học hỏi và cùng nhau trưởng thành….