Chuyển đổi trường MN bán công sang công lập ở Nghệ An
- Thứ ba - 13/03/2012 22:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra, nhưng Nghệ An đã hết sức quan tâm chăm lo đến sự nghiệp trồng người.
Ngay từ bậc học Mầm non, tỉnh đã chuyển đổi thành công 100% các trường mầm non bán công sang loại hình công lập, đảm bảo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề để thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Nhằm tổ chức lại các loại hình trường mầm non theo đúng qui định của Luật Giáo dục để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, ngày 07/01/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 64/QĐ-UBND.VX về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quyết định này có không ít khó khăn, vướng mắc.
Bài toán khó...
Tính đến thời điểm tháng 11/2010, toàn tỉnh có 507 trường mầm non (trong đó có 353 trường mầm non bán công, chiếm tỷ lệ 69,63%) với trên 135.966 cháu. Tổng số giáo viên, nhân viên phục vụ trong ngành học mầm non là 10.514 người; trong đó biên chế 2.543 người và ngoài biên chế là 7.971 người (chủ yếu tập trung ở các trường mầm non ngoài công lập). Một bất cập xảy ra, đó là giáo viên ở các trường mầm non bán công hưởng lương từ nguồn học phí và hỗ trợ của ngân sách, nên phần lớn không được trả lương theo ngạch bậc, do đó thu nhập thấp hơn nhiều so với giáo viên trong biên chế có cùng trình độ, cùng thời gian công tác, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn.
Theo qui định của Luật Giáo dục, trong hệ thống giáo dục quốc dân không có loại hình trường bán công, nên các trường bán công được thành lập trước đây phải chuyển đổi sang các loại hình khác. Như vậy, 353 trường mầm non bán công phải chuyển đổi sang loại hình công lập, dân lập hoặc tư thục. Đứng trước các loại hình sẽ chuyển đổi, tỉnh cũng như ngành giáo dục hết sức trăn trở. Nếu chuyển đổi sang loại hình tư thục thì rất khó vì không có nhà đầu tư. Nếu chuyển sang dân lập thì cộng đồng dân cư không thể tiếp nhận vì không có đủ các điều kiện để nhà trường tiếp tục hoạt động và phát triển.
Lựa chọn phương án chuyển đổi các trường mầm non bán công sang loại hình công lập sẽ giải quyết được những bất cập trên, đồng thời bảo đảm đúng yêu cầu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường mầm non công lập mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Song, nếu như vậy, ngân sách tỉnh sẽ chịu một sức nặng ghê gớm. Nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, UBND tỉnh đã chọn phương án “chuyển toàn bộ các trường mầm non bán công khu vực 2 sang công lập, các trường còn lại chuyển sang công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động”. Theo phương án này, tổng ngân sách nhà nước giành cho ngành học mầm non hàng năm sẽ tăng thêm khoảng 99 tỷ đồng.
Kế hoạch đề ra đến hết năm 2011 sẽ hoàn thành chuyển đổi 100% các trường mầm non bán công sang loại hình công lập. Quá trình chuyển đổi loại hình, vấn đề khó nhất gặp phải đó là đội ngũ: phải tuyển dụng giáo viên, nhân viên đang hợp đồng vào biên chế. Theo định biên, số giáo viên, nhân viên được phép tuyển vào biên chế sau chuyển đổi là 5.864 người. Trên thực tế, số người ngoài biên chế lên đến 7.971, vì thế đòi hỏi qui trình tuyển dụng phải chặt chẽ, đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan và quyền lợi của người lao động,
Lời giải hay...
Đến thời điểm hiện nay, 100% các trường mầm non bán công đã được chuyển đổi sang loại hình công lập. Trong đó 46 trường mầm non bán công khu vực 2 miền núi và các xã đặc biệt khó khăn ven biển được chuyển thành trường công lập; 287 trường mầm non bán công, Trường MN Nghi Phú và Trường MN Làng Sen chuyển thành trường công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động; 16 trường MN công lập trọng điểm và 20 trường MN bán công khác có điểu kiện chuyển thành trường công lập thực hiện chương trình chất lượng cao tự chủ một phần kinh phí hoạt động.
Vấn đề nhạy cảm nhất là việc tuyển dụng giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các sở liên quan ban hành Hướng dẫn liên ngành 837 về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công trong đó nêu rõ cách thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên vào biên chế (đối tượng tuyển dụng, hồ sơ, chế độ ưu tiên,….). Trên cơ sở đó, mỗi huyện lại ban hành tiếp một văn bản hướng dẫn cụ thể thêm cho phù hợp với thực tế địa phương mình. Các ngành cấp tỉnh có liên thành lập hội đồng thẩm định, tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng ở các huyện, thành phố, thị xã. Chính nhờ quy trình tuyển dụng được xây dựng chặt chẽ, nên việc xét tuyển đảm bảo đúng yêu cầu đã đặt ra, tạo sự phấn khởi trong đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Cô Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1957), giáo viên Trường Mầm non Nghĩa Mỹ, TX Thái Hòa có hơn 30 năm cống hiến cho ngành học mầm non. Vất vả, đi sớm về muộn nhưng do hưởng lương theo hợp đồng lao động nên thu nhập mỗi tháng chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng. Nay, khi chuyển đổi loại hình mầm non từ bán công sang công lập, cô được vào biên chế, được hưởng lương theo ngạch bậc, cô vui mừng vì thu nhập cao hơn, đời sống gia đình đỡ chật vật hơn. Nhiều giáo viên trẻ cho biết, họ rất vui vì được tuyển dụng vào biên chế, thu nhập ổn định, được đảm bảo mọi quyền lợi nên sẽ rất yên tâm gắn bó với nghề.
Đối với những giáo viên, nhân viên chưa được vào biên chế đợt này, UBND tỉnh cũng đã có chủ trương rất rõ tại Công văn số 8469/UBND.VX ngày 30/12/2011 về việc thực hiện chuyển đổi loại hình trường mầm non. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu “UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị, cơ sở giáo dục làm tốt công tác tư tưởng, động viên giáo viên, nhân viên yên tâm công tác; …số giáo viên, nhân viên chưa được tuyển dụng, nếu bằng chuyên môn chưa đạt chuẩn, bằng chuyên môn không phù hợp với ngạch tuyển dụng ở trường mầm non hoặc vượt quy định định mức biên chế tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ thì xem xét nhu cầu cụ thể của từng trường để chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ đầy đủ cho người lao động theo quy định; đối với số giáo viên, nhân viên có bằng chuyên môn đạt chuẩn trở lên và phù hợp với ngạch tuyển dụng, đã được cấp có thẩm quyền ký hợp đồng lao động và đang hưởng chế độ tiền lương theo Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ tiền lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng trong trường mầm non bán công, UBND huyện, thành phố, thị xã xem xét, tiếp tục hợp đồng làm việc nếu có nhu cầu…”.
Theo Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: “Thực hiện chuyển đổi các trường mầm non bán công sang loại hình công lập đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để các trường mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Là tiền đề để thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi”.
Tuy vậy, do điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, nên hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được phép bố trí đủ định mức 2 giáo viên/lớp theo quy định của Thông tư 71/TTLT-BGDĐT-BNV mà chỉ mới được phép bố trí 1,4 giáo viên/lớp. Đây là một khó khăn lớn cho các trường mầm non, cho đội ngũ giáo viên mầm non. Không có đủ giáo viên, cho dù trường có bố trí lao động rất khoa học, giáo viên có cố gắng đến đâu thì vẫn không thể không ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thiết nghĩ, các ngành có liên quan cần nghiên cứu để sớm khắc phục tình hình này.
Nhằm tổ chức lại các loại hình trường mầm non theo đúng qui định của Luật Giáo dục để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, ngày 07/01/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 64/QĐ-UBND.VX về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quyết định này có không ít khó khăn, vướng mắc.
Bài toán khó...
Tính đến thời điểm tháng 11/2010, toàn tỉnh có 507 trường mầm non (trong đó có 353 trường mầm non bán công, chiếm tỷ lệ 69,63%) với trên 135.966 cháu. Tổng số giáo viên, nhân viên phục vụ trong ngành học mầm non là 10.514 người; trong đó biên chế 2.543 người và ngoài biên chế là 7.971 người (chủ yếu tập trung ở các trường mầm non ngoài công lập). Một bất cập xảy ra, đó là giáo viên ở các trường mầm non bán công hưởng lương từ nguồn học phí và hỗ trợ của ngân sách, nên phần lớn không được trả lương theo ngạch bậc, do đó thu nhập thấp hơn nhiều so với giáo viên trong biên chế có cùng trình độ, cùng thời gian công tác, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn.
Theo qui định của Luật Giáo dục, trong hệ thống giáo dục quốc dân không có loại hình trường bán công, nên các trường bán công được thành lập trước đây phải chuyển đổi sang các loại hình khác. Như vậy, 353 trường mầm non bán công phải chuyển đổi sang loại hình công lập, dân lập hoặc tư thục. Đứng trước các loại hình sẽ chuyển đổi, tỉnh cũng như ngành giáo dục hết sức trăn trở. Nếu chuyển đổi sang loại hình tư thục thì rất khó vì không có nhà đầu tư. Nếu chuyển sang dân lập thì cộng đồng dân cư không thể tiếp nhận vì không có đủ các điều kiện để nhà trường tiếp tục hoạt động và phát triển.
Lựa chọn phương án chuyển đổi các trường mầm non bán công sang loại hình công lập sẽ giải quyết được những bất cập trên, đồng thời bảo đảm đúng yêu cầu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường mầm non công lập mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Song, nếu như vậy, ngân sách tỉnh sẽ chịu một sức nặng ghê gớm. Nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, UBND tỉnh đã chọn phương án “chuyển toàn bộ các trường mầm non bán công khu vực 2 sang công lập, các trường còn lại chuyển sang công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động”. Theo phương án này, tổng ngân sách nhà nước giành cho ngành học mầm non hàng năm sẽ tăng thêm khoảng 99 tỷ đồng.
Kế hoạch đề ra đến hết năm 2011 sẽ hoàn thành chuyển đổi 100% các trường mầm non bán công sang loại hình công lập. Quá trình chuyển đổi loại hình, vấn đề khó nhất gặp phải đó là đội ngũ: phải tuyển dụng giáo viên, nhân viên đang hợp đồng vào biên chế. Theo định biên, số giáo viên, nhân viên được phép tuyển vào biên chế sau chuyển đổi là 5.864 người. Trên thực tế, số người ngoài biên chế lên đến 7.971, vì thế đòi hỏi qui trình tuyển dụng phải chặt chẽ, đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan và quyền lợi của người lao động,
Lời giải hay...
Đến thời điểm hiện nay, 100% các trường mầm non bán công đã được chuyển đổi sang loại hình công lập. Trong đó 46 trường mầm non bán công khu vực 2 miền núi và các xã đặc biệt khó khăn ven biển được chuyển thành trường công lập; 287 trường mầm non bán công, Trường MN Nghi Phú và Trường MN Làng Sen chuyển thành trường công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động; 16 trường MN công lập trọng điểm và 20 trường MN bán công khác có điểu kiện chuyển thành trường công lập thực hiện chương trình chất lượng cao tự chủ một phần kinh phí hoạt động.
Vấn đề nhạy cảm nhất là việc tuyển dụng giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các sở liên quan ban hành Hướng dẫn liên ngành 837 về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công trong đó nêu rõ cách thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên vào biên chế (đối tượng tuyển dụng, hồ sơ, chế độ ưu tiên,….). Trên cơ sở đó, mỗi huyện lại ban hành tiếp một văn bản hướng dẫn cụ thể thêm cho phù hợp với thực tế địa phương mình. Các ngành cấp tỉnh có liên thành lập hội đồng thẩm định, tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng ở các huyện, thành phố, thị xã. Chính nhờ quy trình tuyển dụng được xây dựng chặt chẽ, nên việc xét tuyển đảm bảo đúng yêu cầu đã đặt ra, tạo sự phấn khởi trong đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Cô Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1957), giáo viên Trường Mầm non Nghĩa Mỹ, TX Thái Hòa có hơn 30 năm cống hiến cho ngành học mầm non. Vất vả, đi sớm về muộn nhưng do hưởng lương theo hợp đồng lao động nên thu nhập mỗi tháng chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng. Nay, khi chuyển đổi loại hình mầm non từ bán công sang công lập, cô được vào biên chế, được hưởng lương theo ngạch bậc, cô vui mừng vì thu nhập cao hơn, đời sống gia đình đỡ chật vật hơn. Nhiều giáo viên trẻ cho biết, họ rất vui vì được tuyển dụng vào biên chế, thu nhập ổn định, được đảm bảo mọi quyền lợi nên sẽ rất yên tâm gắn bó với nghề.
Đối với những giáo viên, nhân viên chưa được vào biên chế đợt này, UBND tỉnh cũng đã có chủ trương rất rõ tại Công văn số 8469/UBND.VX ngày 30/12/2011 về việc thực hiện chuyển đổi loại hình trường mầm non. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu “UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị, cơ sở giáo dục làm tốt công tác tư tưởng, động viên giáo viên, nhân viên yên tâm công tác; …số giáo viên, nhân viên chưa được tuyển dụng, nếu bằng chuyên môn chưa đạt chuẩn, bằng chuyên môn không phù hợp với ngạch tuyển dụng ở trường mầm non hoặc vượt quy định định mức biên chế tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ thì xem xét nhu cầu cụ thể của từng trường để chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ đầy đủ cho người lao động theo quy định; đối với số giáo viên, nhân viên có bằng chuyên môn đạt chuẩn trở lên và phù hợp với ngạch tuyển dụng, đã được cấp có thẩm quyền ký hợp đồng lao động và đang hưởng chế độ tiền lương theo Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ tiền lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng trong trường mầm non bán công, UBND huyện, thành phố, thị xã xem xét, tiếp tục hợp đồng làm việc nếu có nhu cầu…”.
Theo Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: “Thực hiện chuyển đổi các trường mầm non bán công sang loại hình công lập đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để các trường mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Là tiền đề để thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi”.
Tuy vậy, do điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, nên hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được phép bố trí đủ định mức 2 giáo viên/lớp theo quy định của Thông tư 71/TTLT-BGDĐT-BNV mà chỉ mới được phép bố trí 1,4 giáo viên/lớp. Đây là một khó khăn lớn cho các trường mầm non, cho đội ngũ giáo viên mầm non. Không có đủ giáo viên, cho dù trường có bố trí lao động rất khoa học, giáo viên có cố gắng đến đâu thì vẫn không thể không ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thiết nghĩ, các ngành có liên quan cần nghiên cứu để sớm khắc phục tình hình này.