Trường THCS Đặng Thai Mai - TP. Vinh - Nghệ An

https://thcs-dangthaimai-tpvinh.edu.vn


Quy chế chi bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015

Quy chế quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của chi bộ và Ban chấp hành chi bộ cơ sở; Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân; Mối quan hệ giữa chi ủy với hiệu trưởng và các tổ chức liên quan; Chế độ làm việc - Phương pháp công tác; Điều khoản thi hành quy chế.
v\:* {behavior:url(#default#VML);}o\:* {behavior:url(#default#VML);}w\:* {behavior:url(#default#VML);}.shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VINH                                ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHI BỘ THCS ĐẶNG THAI MAI                 Thành phố Vinh, ngày 20 tháng 8 năm 2010

                       *

       Số              -QC/CB

                       

QUY CHẾ LÀM VIỆC

Của Chi  bộ THCS Đặng Thai Mai nhiệm kỳ 2010 - 2015

----------

 

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Căn cứ Quy định số 97(98)-QĐ/TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ , Chi bộ đơn vị sự nghiệp (cơ quan).

 Để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, Chi bộ THCS Đặng Thai Mai thống nhất xây dựng Quy chế làm việc nhiệm kỳ 2010 - 2015 như sau:

 

CHƯƠNG I

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHI BỘ VÀ BCH CHI BỘ CƠ SỞ

 

            I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHI BỘ

            Chi bộ cơ sở có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng và các đoàn thể của đơn vị, được quy định tại Điều 23, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam và các Điều 2, 3, 4, 5, 6 Quy định số 97(98)-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

            Chi bộ lãnh đạo bằng Nghị quyết thông qua hoạt động của tổ chức đảng, BCH Chi bộ và đảng viên được Chi bộ  phân công phụ trách các lĩnh vực và các tổ, ban, bộ phận, các đoàn thể.

             Thảo luận, quyết định nội dung đại hội Chi bộ và phương án nhân sự cấp ủy; nội dung sinh hoạt Chi bộ; hội nghị sơ kết, tổng kết công tác xây dựng Đảng và các chuyên đề (về chính trị, tư tưởng, định hướng lãnh đạo các hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất, đội ngũ, an ninh, văn hóa, … của nhà trường và các lĩnh vực khác của công tác đảng).

             Thảo luận và biểu quyết nghị quyết về các vấn đề chuyên môn, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng để triển khai tổ chức thực hiện.

             Đánh giá tình hình nhiệm vụ chuyên môn 6 tháng, cả năm.

             Quyết định chương trình công tác hàng năm và cả nhiệm kỳ của BCH Chi bộ.

             Trình Ban thường vụ (hoặc Thường trực Thành ủy) nhân sự các chức danh Bí thư, Phó bí thư, ủy viên BCH  theo quyết đinh về phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy; đào tạo cán bộ hàng năm. Giới thiệu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đơn vị, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để cấp có thẩm quyền quyết định.

            Tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đảng viên trong chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng.

             Đề nghị Thành ủy ra quyết định kết nạp đảng viên, chuyển đảng chính thức, xóa tên, cho ra khỏi Đảng; khen thưởng, kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên.

 

            II-  NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BCH CHI BỘ

BCH Chi bộ (gọi tắt là Chi ủy) được chi bộ ủy quyền xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức thực hiện các NQ, Chỉ thị của TW, Tỉnh ủy, Thành ủy, của Chi bộ, trình Chi bộ thảo luận và quyết định những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xây dựng quy định về tiêu chuẩn cán bộ, quản lý, đánh giá cán bộ; chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận cho các chức danh hiệu trưởng, hiệu phó đơn vị và tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, bí thư, phó bí thư đoàn thanh niên.

             Khi có những vấn đề cần thiết hoặc đột xuất có liên quan đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức hoặc những vấn đề mới, quan trọng liên quan cơ chế chính sách phải thông qua Chi bộ thảo luận, cùng lãnh đạo chuyên môn bàn bạc, cho ý kiến hoặc quyết định.

             Kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghị quyết của Chi bộ đề ra hàng tháng đối với chuyên môn và các đoàn thể trong đơn vị.

             Kiểm tra viêc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác chuyên môn, công tác chính trị -  xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng của Đảng để chuẩn bị nội dung sinh hoạt Chi bộ.

             Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

            Duyệt báo cáo đại hội các đoàn thể trong đơn vị.

             Quyết định danh sách quy hoạch cán bộ.

             Giới thiệu các chức danh trưởng phó các đoàn thể quân chúng để các tổ chức bầu cử.

             Chỉ đạo, chuẩn bị nội dung theo chương trình công tác của Chi bộ.

           

CHƯƠNG II

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN

 

            I - TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BÍ THƯ CHI BỘ KIÊM HIỆU TRƯỞNG:

            Bí thư Chi bộ là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với công việc của Chi ủy, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

            1. Nắm vững đường lối, quan điểm, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng để đề xuất với Chi bộ lãnh đạo thực hiện đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của Chi bộ.

            2. Thực hiện lãnh đạo đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ. Trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và các vấn đề  về quốc phòng - an ninh.

            3. Đồng chí Bí thư kiêm Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Chi bộ về mọi hoạt động của chuyên môn, các hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước:

- Cụ thể hóa và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, nghị quyết của Chi bộ và Pháp luật Nhà nước trong đơn vị.

            - Chỉ đạo chuẩn bị nội dung công tác chuyên môn, quốc phòng - an ninh để trình hội nghị Chi bộ thảo luận quyết định.

            - Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo quy định của Pháp luật, cùng với tập thể Chi ủy giải quyết công việc theo thẩm quyền.

4. Nắm chắc tình hình tư tưởng, tình hình công tác và mối quan hệ xã hội của từng đảng viên để phát huy ưu điểm và kịp thời bổ cứu các khuyết điểm.

            5. Giữ mối quan hệ thường xuyên với các đồng chí chi ủy viên, ban giám hiệu, các tổ và các đoàn thể để nắm tình hình, đôn đốc, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước.

            6. Giữ mối quan hệ với Thành ủy và các ban, ngành, đoàn thể thành phố, với địa phương trên địa bàn để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp công tác.

            II - TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA PHÓ BÍ THƯ:       Đ/c Nguyễn Thị Thanh Thu

            1. Giúp đồng chí Bí thư về công tác tổ chức cán bộ và trực tiếp phụ trách công tác đảng viên.

2. Giúp đồng chí Bí thư chuẩn bị nội dung được phân công, chuẩn bị sinh hoạt Ban chấp hành. Tham mưu xây dựng chương trình công tác của Ban chấp hành, ký các báo cáo của Chi ủy, các văn bản, thông báo những thông tin cần thiết phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ.

            3. Thay mặt đồng chí Bí thư giải quyết công việc hàng ngày của Chi ủy và các công việc được đồng chí Bí thư ủy quyền.

            4. Phụ trách văn phòng chi bộ. Trực tiếp nhận, chuyển, in sao, quản lý các văn bản của Đảng, giải quyết công tác đảng vụ, quản lý hồ sơ, tài liệu của Đảng và hồ sơ đảng viên.

            5. Phụ trách tổ đảng Ngoại ngữ Sinh Thể dục Nhạc Họa.

 

            III. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH:

            1. Được phân công lĩnh vực phụ trách công tác của chi bộ. Thường xuyên nắm chắc tình hình, phát hiện các vấn đề nảy sinh trước hết trong phạm vi công tác của mình, hoặc lĩnh vực mình phụ trách để giải quyết hoặc báo cáo đề xuất ý kiến kiến nghị cách giải quyết với Chi ủy.     

            2. Được phân công phụ trách các tổ, bộ phận và đoàn thể, có trách nhiệm xây dựng các tổ, bộ phận và đoàn thể vững mạnh.

            3. Thường xuyên nắm chắc tình hình, đề xuất ý kiến và chuẩn bị các đề án, chương trình, kế hoạch thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách để trình bày trong sinh hoạt BCH. Chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo vận dụng cụ thể hóa tổ chức thực hiện thắng lợi những chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng thuộc lĩnh vực phụ trách.

            4. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với Bí thư - Hiệu trưởng, các chi ủy viên khác, các thành viên Ban giám hiệu, các tổ, bộ phận và đoàn thể trong đơn vị. Chủ động trao đổi thống nhất với cán bộ có liên quan các vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực mình phụ trách để triển khai tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng có hiệu quả, chất lượng cao.

            Phân công các UVBCH phụ trách các lĩnh vực và các tổ chức cụ thể như sau:

+ Đ/c Lê Thị Bích Thủy: Công tác tuyên giáo. Tài chính chi bộ.

1.      Tiếp nhận, nghiên cứu, triển khai các công văn, chỉ thị liên quan đến công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng. Tổ chức học tập, đánh giá các chuyên đề chính trị, tổng hợp báo cáo thời sự chính trị cho cán bộ giáo viên.

2.      Thu đảng phí, nạp đảng phí cho Thành ủy. Phụ trách hồ sơ tài chính của chi bộ.

3.      Phụ trách tổ đảng Văn Sử Địa.

            + Đ/c Trần Văn Tài: Công tác kiểm tra đảng. Thư ký ủy, chi bộ.

1.      Tham mưu và tổ chức kiểm tra việc chấp hành Điều lệ đảng của đảng viên, cán bộ, kiểm tra chuyên đ ề, kiểm tra các vụ việc theo dấu hiệu vi phạm và đề xuất xử lý. Phụ trách hồ sơ kiểm tra đảng của chi bộ.

2.      Thư ký các cuộc họp chi ủy, chi bộ. Chuẩn bị và hoàn chỉnh hồ sơ các hội nghị, đại hội chi bộ.

3. Phụ trách tổ đảng Toán Lý Hóa.

            + Đ/c Nguyễn Thị Thu Hiền: Công tác đoàn thể quần chúng.

1. Tham mưu cho chi ủy, chi bộ lãnh đạo Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên về nội dung hoạt động, xây dựng kiện toàn bộ máy. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động thường xuyên hai tổ chức này và các tổ chức quần chúng khác trong đơn vị.

2.      Phụ trách t2. yedoiatuyi bộ. của Đảng)ổ đảng Quản lý hành chính.

 

CHƯƠNG III

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI ỦY VỚI HIỆU TRƯỞNG

 VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN

 

            I - ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG:

            1. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Chi ủy với Hiệu trưởng nhằm xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, nhà trường mạnh.

            2. Hiệu trưởng có trách nhiệm cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Chi bộ đơn vị để tổ chức chỉ đạo thực hiện. Triển khai thực hiện nghị quyết của Chi bộ hàng tháng đến các tổ, ban, bộ phận và đoàn thể trong đơn vị.

            3. Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước những vấn đề lớn có liên quan nhiều đến đời sống của cán bộ công chức, viên chức trước khi thực hiện Hiệu trưởng cần báo cáo xin ý kiến của Ban chấp hành chi bộ trong phiên họp đột xuất (hoặc hội ý chi ủy) trước khi thực hiện theo quy chế phối hợp.

            4. Hiệu trưởng có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình công tác cán bộ theo thẩm quyền . Đồng thời lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ.

            5. Ban chấp hành chi bộ tạo điều kiện để Hiệu trưởng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo các quy định của Nhà nước. Đồng thời Hiệu trưởng bảo đảm và tạo điều kiện để BCH chi bộ thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy chế phối hợp.

            6. Ban chấp hành chi bộ thường xuyên trao đổi với Hiệu trưởng ý kiến của đảng viên, quần chúng về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các chế độ chính sách trong đơn vị. Khi Ban chấp hành chi bộ và Hiệu trưởng có ý kiến khác nhau thì Hiệu trưởng quyết định theo quyền hạn và chịu trách nhiệm cá nhân theo quyết định đó. Đồng thời Chi ủy và Hiệu trưởng cùng báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

            II. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ.

            1. Chi bộ, Chi ủy lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể trong đơn vị thông qua  cá nhân được phân công phụ trách đoàn thể; đồng thời tạo điều kiện cho các đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng  đối với Đảng.

2. Các đồng chí cấp ủy viên, đảng viên công tác các đoàn thể có trách nhiệm cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật luật của Nhà nước, nghị quyết của Chi bộ thành các chương trình, kế hoạch hành động để tổ chức thực hiện có kết quả theo chức năng, nhiệm vụ của từng đoàn thể.

3. Trong các cuộc họp BCH chi bộ, khi cần thiết, Chi ủy sẽ mời các đồng chí lãnh đạo các đoàn thể cùng tham gia vào các nội dung có liên quan đến các đoàn thể.

4. Định kỳ 6 tháng Chi ủy làm việc với các đoàn thể trong đơn vị ít nhất 1 lần.

 

CHƯƠNG IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC

 

I. NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA CHI BỘ, CHI ỦY:

Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

 

II - HỘI NGHỊ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH:

1. Chế độ làm việc:

 - Hội nghị Chi bộ mỗi tháng 1 lần vào ngày 03 hàng tháng do đồng chí Bí thư triệu tập. Khi thật cần thiết Bí thư có thể triệu tập hội nghị bất thường.

- Chi ủy mỗi tháng họp 1 lần trước khi hội nghị Chi bộ. Khi cần thiết có thể họp bất thường.

- Chi ủy ủy họp mở rộng với Ban giám hiệu, tổ trưởng đảng, tổ trưởng chuyên môn, trưởng các đoàn thể trong trường hợp thật cần thiết do Chi ủy hoặc đồng chí Bí thư quyết định.

- Hội nghị giao ban tháng Chi ủy và Ban giám hiệu do Chi ủy và Hiệu trưởng thống nhất.

2 - Chuẩn bị hội nghị:

Căn cứ chương trình công tác hàng năm của Chi bộ và tình hình thực tế của đơn vị, Chi ủy có trách nhiệm xác định lựa chọn các vấn đề cần thiết đưa vào thảo luận ở các thời điểm thích hợp trong hội nghị Chi bộ, các vấn đề đưa ra thảo luận phải được chuẩn bị kỹ, có chất lượng để Chi bộ xem xét, quyết định. Bí thư phân công các chi ủy viên chuẩn bị các nội dung hội nghị.

Những vấn đề mới, quan trọng, phức tạp và chưa có kinh nghiệm, Chi ủy giao cho các tổ, ban, bộ phận, đoàn thể liên quan khảo sát, làm thử, chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm ... để khi ra quyết định thì các nội  dung đó được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.

3 - Tiến hành hội nghị và ra quyết định:

- Hội nghị làm việc đúng nội dung, chương trình và chế độ quy định. Đồng chí chủ trì báo cáo những vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Các đồng chí đảng viên  phát biểu ngắn gọn, đi đúng nội dung, có chính kiến. Trên cơ sở ý kiến của tập thể, chủ trì hội nghị kết luận từng vấn đề. Nếu có nhiều ý kiến khác nhau thì phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Căn cứ vào kết luận chính thức, Chi ủy tổ chức triển khai có phân công cụ thể, thời gian hoàn thành, tổ chức kiểm tra việc thực hiện, sơ tổng kết thực tiễn ...

4 - Chế độ ban hành các văn bản và tổ chức kiểm tra việc thực hiện:

- Căn cứ vào các văn bản của Trung ương, Tỉnh, Thành phố và kết luận các kỳ họp của Chi bộ, Chi ủy, chi ủy viên được phân công có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình Bí thư (hoặc Phó bí thư) kí ban hành các văn bản nghị quyết, thông báo, chương trình hành động, kế hoạch, quy định, quy chế, hướng dẫn, công văn ... để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn, triển khai thực hiện.

- Tổ kiểm tra của chi bộ tiến hành kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả thực hiện.

5 - Chế độ thông tin, học tập:

- Ngoài các thông tin về Bản tin của Tỉnh, Thành phố, hàng quý Chi ủy báo cáo về tình hình các mặt công tác chính của đơn vị và những việc cần làm. Khi có tình hình đột xuất, quan trọng đồng chí Bí thư, đồng chí Phó bí thư, Hiệu trưởng báo kịp thời cho các đồng chí chi ủy viên biết.

- Mỗi đồng chí chi ủy viên tùy theo yêu cầu nhiệm vụ công tác mà xây dựng kế hoạch học tập để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn đáp ứng với công việc được giao.

- Tổ chức cho chi bộ nghe thời sự 3 tháng 1 lần.

6 - Chế độ phát ngôn, bảo mật:

- Khi chủ trương, nghị quyết đã có hiệu lực thì mỗi đồng chí Ban chấp hành phải nói và làm theo tinh thần chủ trương nghị quyết, không nói và làm theo ý của riêng mình, kể cả trong trường hợp bảo lưu ý kiến. Giữ bí mật của Đảng nhất là công tác bảo vệ chính trị nội bộ, những tài liệu bí mật và những vấn đề cơ bản của Đảng.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Bản quy chế này đã được Ban chấp hành chi bộ THCS Đặng Thai Mai khóa 2010 – 2015 thống nhất thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 – 9 - 2010.

Trong quá trình thực hiện có thể bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các quy định hướng dẫn của đảng cấp trên và tình hình thực tế của Chi bộ.

Các đồng chí chi ủy viên và các ngành, đoàn thể liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Hàng năm Ban chấp hành tổ chức kiểm điểm thực hiện Quy chế; phát huy những điểm tốt, khắc phục, xử lý những khuyết điểm vi phạm quy chế.

 

Nơi nhận:                                                                                              T/M CHI ỦY CHI BỘ

- Ban Tổ chức, UBKT Thành ủy (B/c);                                                 BÍ THƯ

- Các đ/c Chi ủy viên;                                                                                        (Đã ký)

- Các ngành, đoàn thể liên quan;                                                           VÕ HOÀNG NGỌC

- Lưu.

 

 

Tác giả bài viết: TS. Võ Hoàng Ngọc - Bí thư chi bộ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây