Chương trình trò chơi dân gian năm học 2010 - 2011
- Thứ tư - 11/04/2012 15:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NĂM HỌC 2010 - 2011
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
Trường THCS Đặng Thai Mai là trường trung tâm chất lượng cao tạo nguồn học sinh giỏi cho Thành phố và Tỉnh. Trường có đội ngũ giáo viên chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tham gia nhiệt tình các công tác kiêm nhiệm, các phong trào hoạt động của trường. Học sinh của trường chăm ngoan học giỏi, hoạt động tích cực các phong trào. Trường có đội ngũ giáo viên thể dục trẻ, đào tạo bài bản, có năng khiếu bộ môn, yêu thích phong trào. Mặt khác điều kiện cơ sở vật chất thiết bị nhà trường nhìn chung rất thuận lợi cho vệc thực hiện phong trào.
Đặc biệt sự quan tâm, phối hợp của Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn , Đoàn - Đội, Hội phụ huynh đã chỉ đạo sát sao cho các hoạt động phát triển toàn diện nên việc triển khai hoạt động Trò chơi dân gian dễ thực hiện.
2. Khó khăn:
Thời gian tổ chức chơi thì dễ, nhưng tổ chức thi đấu thì phải khéo sắp xếp vì học sinh học kín tất cả các buổi. Kinh phí hoạt động còn hạn chế.
II. Định hướng hoạt động trò chơi dân gian năm 2010-2011
1. Định hướng chung:
Trò chơi giúp học sinh vận động không gò bó, vui vẻ, hỗ trợ phát triển các tố chất, là một phần của sinh hoạt văn hoá mang tính dân tộc, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Tổ chức hoạt động trò chơi dân gian là một phần của phòng trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà Bộ GD&ĐT phát động.
Việc tổ chức hoạt động trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nhắm tới các yêu cầu sau: Thực hiện đúng yêu cầu các trò chơi vận động trong các tiết học giáo dục thể chất theo quy định. Phổ biến, tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian thông thường như nhảy dây, kéo co, nhảy bì, đội nồi, ... trong các giờ nghỉ, trong các dịp lễ hội tăng sự vận động thể chất và góp phần làm cho môi trường sư phạm, không khí lễ hội thêm vui vẻ.
2. Các định hướng cụ thể:
2.1. Thực hiện tốt hoạt động trò chơi vận động trong chính khoá:
Trong các giờ học Thể dục chính khoá ngoài việc dạy các bài thể dục qui định trong sách Thể dục, giáo viên có trách nhiệm tổ chức tốt 10 - 15ph trò chơi vận động hợp lý với nội dung chính khóa.
2.2. Xây dựng hệ thống và thực hiện các trò chơi dân gian tâp thể:
- Nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo hoạt động trò chơi dân gian, trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng.
- Phân công cụ thể nhiệm vụ để đôn đốc thực hiện hoạt động trò chơi dân gian đạt kết quả cao.
- Quán triệt với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội, giáo viên Thể dục có kế hoạch tổ chức hoạt động trò chơi dân gian trong các giờ nghỉ giải lao, các dịp lễ hội.
- Trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ khai giảng, 20/11, 26/3 có 1 -3 trò chơi dân gian tập thể tạo không khí vui vẻ.
III. Nội dung chỉ đạo thực hiện việc đưa dân ca vào trường học năm học 2010- 2011
1. Thành lập Ban chỉ đạo:
* Ban chỉ đạo hoạt động Trò chơi dân gian trường THCS Đặng Thai Mai gồm
- Ông Võ Hoàng Ngọc- Hiệu trưởng- Trưởng ban điều hành chung.
- Bà Nguyễn Thị Thu Hiền- Hiệu phó- Phó ban trực trực tiếp tham mưu kế hoạch, triển khai thực hiện công việc, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo định kỳ.
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa- TPT Đội- Uỷ viên - Phát động phong trào tham gia các trò chơi dân gian tới các lớp học, học sinh. Lồng ghép vào các hoạt động Đội.
- Ông Trịnh Đức Chuyên- GV Thể dục- Uỷ viên - Trực tiếp xây dựng, biên tập nội dung, tiến hành chỉ đạo tập luyện. Phụ trách môn Đội nồi
- Bà Đặng Thị Xuân Thủy - GV Thể dục - Uỷ viên - Trực tiếp biên tập nội dung, tiến hành chỉ đạo tập luyện. Phụ trách môn Nhảy dây
- Ông Hà Văn Hương – GV Thể dục - Ủy viên - Trực tiếp biên tập nội dung, tiến hành chỉ đạo tập luyện. Phụ trách môn Kéo co
- Bà Nguyễn Thị Mai – GV Thể dục - Ủy viên - Trực tiếp biên tập nội dung, tiến hành chỉ đạo tập luyện. Phụ trách môn Nhảy bì
* Các thành viên trong Ban chỉ đạo đều phải đôn đốc tuyên truyền động viên, thực hiện chế độ hội họp, đánh giá kết quả, xếp loại, khen thưởng kịp thời những khối lớp, học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi trò chơi dân gian.
2. Xây dựng chương trình kế hoạch:
- Th¸ng 9 - LËp ch¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch, ph©n c«ng nhiÖm vô, khëi ®éng phong trµo, tham mu mua s¾m thiÕt bÞ.
- Th¸ng 10 - Híng dÉn vµ tæ chøc luyÖn tËp c¸c trß ch¬i d©n gian theo ®¬n vÞ líp híng tíi ®ît 20/11
- Th¸ng 11 - Tæ chøc thi ®Êu c¸c m«n kÐo co, nh¶y d©y c¸c khèi 6, 7, 8, 9 trong Héi kháe Phï §æng cÊp trêng, chung kÕt vµo ngµy lÔ 20/11.
Th¸ng 12 vµ th¸ng 1 - C¸c líp tù tæ chøc trong giê nghØ gi¶i lao
- Th¸ng 2 - Híng dÉn vµ tæ chøc luyÖn tËp c¸c trß ch¬i d©n gian theo ®¬n vÞ líp híng tíi ®ît 26/3
- Th¸ng 3 - Tæ chøc thi ®Êu c¸c m«n kÐo co, nh¶y b×, ®éi nåi c¸c khèi 8, 9 trong Héi tr¹i 26/3.
- Th¸ng 4 vµ 5 - C¸c líp tù tæ chøc trong giê nghØ gi¶i lao- Tháng 9 phát động phong trào, xác định nội dung lồng ghép vào giảng dạy.
3. Tuyên truyền:
Phát động phong trào đến các lớp và học sinh. Có kế hoạch và phổ biến chương trình thi các trò chơi dân gian trước mỗi đợt lễ hội.
4. Mua sắm thiết bị liên quan:
Mua dây nhảy cho các lớp sử dụng trong 10ph cuối các giờ chính khóa, mua nồi, mua bì cho các dịp lễ hội, mua dây kéo co (hoặc thuê vào dịp lễ).
5. Tổ chức thực hiện trong chính khoá:
Trong các giờ học chính khoá giáo viên phải tổ chức tốt trò chơi vận động cuối tiết học có hiệu quả vừa thoải mái vừa có tác dụng hỗ trợ vận động.
6. Tổ chức các cuộc thi , tổ chức các hoạt động:
- Thi kéo co, nhảy dây vào lễ khai giảng, dịp lễ 20/11.
- Thi kéo co, nhảy bì, đội nồi vào dịp Hội trại 26/3.
7. Làm tốt công tác biểu dương và khen thưởng:
- Khen thưởng kịp thời cho các tập thể và cá nhân đạt kết quả tốt.
Ngày 25 tháng 10 năm 2010
HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
VÕ HOÀNG NGỌC